DMagazine

5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội

(Dân trí) - Thông qua Luật Lao động 2019, sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, thực hiện tốt công tác giảm nghèo 2016-2020

5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 1

Bộ luật Lao động năm 2019 với 17 chương, 220 điều, đã có nhiều sửa đổi, bổ sung lớn, quan trọng, mang tính lịch sử, đáp ứng các yêu cầu mới của việc quản trị thị trường lao động và những yêu cầu mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế một cách sâu rộng.

Bộ Luật đã mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với cả người lao động có quan hệ lao động và người lao động không có quan hệ lao động, ở cả khu vực chính thức và khu vực phi chính thức, theo đó. Cụ thể: Điều chỉnh tất cả người lao động có quan hệ lao động (khoảng gần 20 triệu người), mở rộng áp dụng một số quy định của Bộ luật đối với cả người lao động không có quan hệ lao động.

Với việc mở rộng đối tượng áp dụng này, một số quy định của Bộ luật (như tiền lương tối thiểu theo giờ, an toàn vệ sinh lao động, quy định về lao động chưa thành niên...) được áp dụng cho toàn bộ lực lượng lao động xã hội khoảng 55 triệu người.

5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 2
5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 3
5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 4
5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 5

Bộ Luật sửa đổi phù hợp hơn với các nguyên tắc của quan hệ lao động trong kinh tế thị trường. Đối với Nhà nước đảm bảo nguyên tắc thị trường là, theo đó: Nhà nước chỉ ban hành các tiêu chuẩn tối thiểu (ví dụ tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc tối đa...); tạo lập khung khổ pháp luật để các bên thương lượng về các quyền lợi cụ thể của mình cao hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định; không can thiệp có tính hành chính vào việc quyết định các vấn đề cụ thể của doanh nghiệp như vấn đề trả lương của doanh nghiệp.

Bộ luật đã bảo đảm phù hợp, tiệm cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, nhất là các tiêu chuẩn lao động cơ bản về: Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của NLĐ; Những quy định về tổ chức đại diện NLĐ và thương lượng tập thể đã được sửa đổi căn bản, bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Đây là điểm mới chưa từng có trong tiền lệ tại Việt Nam.

5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 6

Theo Bộ LĐ-TB&XH, công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 đã giúp đem nâng cao thu nhập, cải thiện cả đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, người dân trên địa bàn nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.

Tới thời điểm này, thu nhập bình quân của người nghèo đã tăng 2,3 lần giai đoạn 2016-2020, hơn 13.000 dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả với trên 2,2 triệu hộ hưởng lợi với tổng kinh phí thực hiện là 8.000 tỷ đồng.

Chương trình còn giúp hơn 2,5 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo được dạy nghề, tạo việc làm. Hỗ trợ cho 5.500 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài.

Nếu như năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam còn tới 58,1%, năm 2015 là 9,88%. Nhưng tới năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ là 3,75%. Năm 2020, tỷ lệ dự kiến còn 2,75%.

Một số địa phương có tỷ lệ giảm hộ nghèo hết sức ấn tượng trong giai đoạn 2015-2019 như huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) giảm 40,66%, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) giảm 39,96%, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) giảm 34,51%, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) giảm 33,52%".

Trên cơ sở đó, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, liên kết vùng nghèo được ưu tiên từng bước đầu tư, đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân và làm thay đổi bộ mặt địa bàn nghèo, đặc biệt khó khăn.

5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 7
5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 8
5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 9
5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 10

Ngày 20/3/2017, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH về quy trình giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng.

Mục tiêu đề ra nhằm đến hết năm 2017 sẽ giải quyết căn bản hồ sơ tồn đọng xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang lưu trữ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố và Công an tỉnh, thành phố trở lên.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhất là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các địa phương, đặc biệt là ý kiến của các bậc lão thành cách mạng, lãnh đạo các cấp ở địa phương qua các thời kỳ đã tập trung xem xét, giải quyết đối với 5.900 hồ sơ tồn đọng tại các địa phương.

Đến 31/12/2017 đã xem xét, rà soát gần 6.000 hồ sơ tồn đọng. Từ kết quả trên, năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng theo hướng mở rộng phạm vi giải quyết đến các cấp, ngành, huyện, xã và trong nhân dân.

5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 11
5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 12

Theo kết quả: Tổng số hồ sơ tồn đọng từ 2017 - 2019 là hơn 6.700 trường hợp gồm liệt sĩ, thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.

Trình Thủ tướng Chính phủ công nhận và cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với hơn 2.200 liệt sĩ. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các địa phương công nhận trên 2.500 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

Đối với những hồ sơ cần bổ sung hoàn thiện, Bộ có văn bản yêu cầu tiếp tục bổ sung. Những hồ sơ không đủ điều kiện đã kết luận và giải thích thấu tình đạt lý đối với đối tượng, các trường hợp được xem xét công nhận và không đủ điều kiện đều không có đơn thư khiếu nại.

5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 13
5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 14

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, với những giải pháp đồng bộ cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị - xã hội, việc phát triển người tham gia BHXH tự nguyện đã đạt được kết quả vượt bậc.

Số người tham gia tăng mới trong năm 2019 bằng tổng số người vận động được của 11 năm trước đó. Tính đến hết năm 2019, toàn quốc có 570.000 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 263.000 người so với năm 2018.

Tới hết tháng 11/2020, số người tham gia BHXH tự nguyện trên toàn quốc là 970.000 người. Ước tính đến hết năm 2020, số người tham gia BHXH tự nguyện sẽ đạt con số khoảng 1,1 triệu người tham gia.

Từ năm 2020, Tháng 5 hằng năm được chọn là Tháng Vận động triển khai BHXH toàn dân theo Quyết định số 1676/QÐ-TTg ngày 21/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 15
5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 16
5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 17
5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 18

Lễ ra quân Tháng Vận động triển khai BHXH toàn dân với chủ đề "Chính sách BHXH - điểm tựa an sinh của người lao động và nhân dân" và lễ ra quân hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam - Tuyên truyền vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình do BHXH Việt Nam tổ chức tháng 5 và tháng 7/2020 đã trực tiếp vận động được gần 134.000 người, trong đó gần 63.000 người tham gia BHXH tự nguyện.

Con số đó đã khẳng định niềm tin của người lao động và nhân dân đối với chính sách an sinh xã hội ưu việt của Ðảng và Nhà nước ta.

5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 19

Về đối tượng, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi đã bổ sung đối tượng áp dụng, bổ sung đối tượng người bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày; quy định cụ thể các đối tượng là thân nhân của người có công với cách mạng.

5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 20

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người có công:

Về điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945: Tại điểm a, b khoản 1 Điều 8. Quy định nguyên tắc không xem xét công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám đối với người được công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 tại khoản 2 Điều 8;

Về Điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: quy định điều kiện, tiêu chuẩn công nhận tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 11.

Về điều kiện công nhận liệt sĩ: quy định chặt chẽ hơn về điều kiện công nhận liệt sĩ tại điểm a, b, g, l và k Điều 14.

Về điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh:  sửa đổi, bổ sung các điều kiện, tiêu chuẩn công nhận tại điểm a, b, d, g, k khoản 1 Điều 23; bổ sung quy định loại trừ không xem xét công nhận là người có công tại khoản 2 Điều 8 và khoản 2 Điều 38.

5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 21
5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 22

Về chế độ đối với thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Pháp lệnh sửa đổi đã thay điều kiện "do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt" bằng "có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên" tại khoản 1 Điều 31.

Bổ sung chế độ trợ cấp một lần cho thân nhân khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chết hoặc cho thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học khi con đẻ của người hoạt động kháng chiến chết tại khoản 2 Điều 31.

Cụ thể hóa thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng tại khoản 3 Điều 31.

5 điểm nhấn trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội - 23

Bổ sung trường hợp thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết tại điểm b khoản 3 Điều 31.

Bổ sung chế độ BHYT đối với con đẻ tại điểm b khoản 4 Điều 31; chế độ  cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cho con đẻ tại khoản 5 Điều 31.