1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

VKSND Tối cao yêu cầu báo cáo vụ xin lỗi ông Trương Bá Nhàn

Ngày 17/8, tin từ VKSND Tối cao cho biết lãnh đạo viện này đã yêucầu VKSND TP.HCM kiểm tra lại vụ xin lỗi oan ông Trương Bá Nhàn (doVKSND TP.HCM tổ chức) chỉ diễn ra có năm phút.

Sự việc này được báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh qua bài viết “1.346 ngày tù oan và năm phút xin lỗi”.

VKSND Tối cao cũng yêu cầu VKSND TP.HCM báo cáo vụ việc trên cho Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 3). “Việc xin lỗi phải thể hiện sự cầu thị, nhận sai sót của cơ quan tố tụng đối với người bị oan. Tôi cho rằng đây là điều cần rút kinh nghiệm sâu sắc trong công tác xin lỗi oan, sai” - một lãnh đạo VKSND Tối cao chia sẻ.

Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh, 9 giờ sáng 11-8, VKSND TP.HCM đã tổ chức công khai xin lỗi ông Trương Bá Nhàn theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tuy nhiên, buổi xin lỗi chỉ diễn ra ngắn gọn, sơ sài trong năm phút, người bị oan không được phát biểu ý kiến. Việc xin lỗi trên khiến ông Nhàn, luật sư, những người tham dự và dư luận không đồng tình.

Ông Nhàn bị oan xuất phát từ một vụ án mạng xảy ra từ năm 2001 ở quận Tân Bình, TP.HCM. Khi khám nghiệm hiện trường nhà nữ nạn nhân (vợ của người bà con ông Nhàn), công an thu giữ được dấu vân tay của ông Nhàn. Sau đó, ông bị khởi tố, bắt giam về hai tội giết người và cướp tài sản. Ông Nhàn liên tục kêu oan và giải thích do trước đó nạn nhân có nhờ ông kê lại tủ nên mới lưu lại dấu vân tay; số vàng công an thu ở nhà ông Nhàn là do mẹ vợ ông bán đất và gửi giữ. Mẹ vợ ông và người mua đất cũng khai như vậy, bằng chứng rõ nhất là trên miếng vàng còn chữ ký của người mua đất.

Tháng 9-2006, ông được tại ngoại sau 1.346 ngày bị tạm giam. Tháng 10-2006, vụ án được đình chỉ điều tra. Từ đó, ông Nhàn yêu cầu VKSND TP.HCM xin lỗi và bồi thường oan.

Theo Nguyễn Đức

Pháp luật TP HCM

 

 

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm