Sống giữa Thủ đô vẫn phải bắc cầu, lội nước thải vào nhà

(Dân trí) - Tiến độ thi công con mương giữa ngõ 139 Khương Thượng (Hà Nội) chậm trễ khiến cho cuộc sống của hơn 100 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề, người dân phải bắt cầu, đặt ván trên nước thải lộ thiên để có thể vào nhà.

Nhiều năm nay, hơn 100 hộ dân ở ngõ 139, phường Khương Thượng (Quận Đống Đa – Hà Nội) phải sống chung cùng rác thải và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguyên nhân được cho là do việc thi công chậm trễ của Dự án cải tạo tuyến mương L2A (Y cụ - Y khoa).
Nhiều năm nay, hơn 100 hộ dân ở ngõ 139, phường Khương Thượng (Quận Đống Đa – Hà Nội) phải sống chung cùng rác thải và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguyên nhân được cho là do việc thi công chậm trễ của Dự án cải tạo tuyến mương L2A (Y cụ - Y khoa).

Nước cống lộ thiên bốc mùi hôi thối ngay trước cửa nhà người dân. Nhiều hộ gia đình đành phải dùng ván bắc cầu lấy lối đi lại vào nhà
Nước cống lộ thiên bốc mùi hôi thối ngay trước cửa nhà người dân. Nhiều hộ gia đình đành phải dùng ván bắc cầu lấy lối đi lại vào nhà


Bà Thanh (người dân sống ở ngõ 139 Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội) bức xúc cho biết, đoạn đường này thường xuyên bị ngập úng. Trời mưa nước ngập cao đến cả mét, con đường gần như chìm trong biển nước. Mọi người phải nghỉ làm ở nhà túc trực để ngăn không cho nước tràn vào nhà. Còn trẻ con muốn đi học phải có người lớn cõng. Trong khi đó, trời nắng nước cống bốc mùi hôi thối khiến cho nhà nào cũng phải đóng cửa hoặc bịt khẩu trang.

Bà Thanh (người dân sống ở ngõ 139 Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội) bức xúc cho biết, đoạn đường này thường xuyên bị ngập úng. Trời mưa nước ngập cao đến cả mét, con đường gần như chìm trong biển nước. Mọi người phải nghỉ làm ở nhà túc trực để ngăn không cho nước tràn vào nhà. Còn trẻ con muốn đi học phải có người lớn cõng. Trong khi đó, trời nắng nước cống bốc mùi hôi thối khiến cho nhà nào cũng phải đóng cửa hoặc bịt khẩu trang.


Do ảnh hưởng của việc thi công, nhiều đống bùn đất, vật liệu xây dựng bị vứt ngổn ngang trước cửa nhà dân.

Do ảnh hưởng của việc thi công, nhiều đống bùn đất, vật liệu xây dựng bị vứt ngổn ngang trước cửa nhà dân.


Những đống rác thải lớn tràn ngập ở khắp mọi nơi khiến cho tình trạng ô nhiễm càng trở lên trầm trọng.

Những đống rác thải lớn tràn ngập ở khắp mọi nơi khiến cho tình trạng ô nhiễm càng trở lên trầm trọng.

Việc thi công tuyến mương chiếm gần hết diện tích lòng đường khiến cho việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Việc thi công tuyến mương chiếm gần hết diện tích lòng đường khiến cho việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.


Đường không có rào chắn, mặt đường lại nhỏ hẹp nên dễ gây trơn trượt cho các phương tiện qua lại, đặc biệt là các em nhỏ.

Đường không có rào chắn, mặt đường lại nhỏ hẹp nên dễ gây trơn trượt cho các phương tiện qua lại, đặc biệt là các em nhỏ.


Một người phụ nữ đang cố gắng di chuyển qua đoạn đường gập gềnh.

Một người phụ nữ đang cố gắng di chuyển qua đoạn đường gập gềnh.


Mặt đường nứt toác, nhiều ổ gà do ảnh hưởng của việc thi công.

Mặt đường nứt toác, nhiều ổ gà do ảnh hưởng của việc thi công.

Dây điện chằng chịt cùng những tấm bạt rách treo lơ lửng khiến cả đoạn đường trở nên nhếch nhác.
Dây điện chằng chịt cùng những tấm bạt rách treo lơ lửng khiến cả đoạn đường trở nên nhếch nhác.


Nhiều vũng nước thải đọng lại trở thành nơi sinh sôi nảy nở của vi khuẩn gây bệnh.

Nhiều vũng nước thải đọng lại trở thành nơi sinh sôi nảy nở của vi khuẩn gây bệnh.

Được biết, dự án cải tạo tuyến mương L2A thuộc Dự án cải tạo kênh mương thoát nước giai đoạn II sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) do BQL thoát nước Hà Nội đảm nhiệm. Dự án được phê duyệt vào năm 2005 nhưng đến năm 2012 mới chính thức được khởi công xây dựng. Tuy nhiên, từ đó đến nay, việc thi công gần như vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Được biết, dự án cải tạo tuyến mương L2A thuộc Dự án cải tạo kênh mương thoát nước giai đoạn II sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) do BQL thoát nước Hà Nội đảm nhiệm. Dự án được phê duyệt vào năm 2005 nhưng đến năm 2012 mới chính thức được khởi công xây dựng. Tuy nhiên, từ đó đến nay, việc thi công gần như vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Liên quan tới việc Dự án cống hóa kênh mương Y cụ - Y khoa thuộc thi công chậm tiến độ gây ảnh hưởng tới đời sống người dân, ông Nguyễn Hoàng Thắng, Phó Chủ tịch UBND phường Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, Dự án trên thuộc Dự án cải tạo kênh mương thoát nước giai đoạn 2, sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) do BQLDA Thoát nước (thuộc Sở Xây dựng) đảm nhiệm từ năm 2012. Trước thực trạng dự án thi công chậm chễ, UBND phường đã tiến hành nhiều cuộc họp với cư dân, với BQLDA Thoát nước Hà Nội và đơn vị thi công để giải quyết vấn đề trên. Mới đây, UBND phường cũng đã có văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội, BQLDA thoát nước đề nghị và yêu cầu các đơn vị này đôn đốc kiểm tra, tập chung đẩy mạnh tiến độ thi công Dự án Cải tạo mương Y cụ - Y khoa giai đoạn II, sớm hoàn thành công trình đưa vào khai thác sử dụng, đảm bảo ăn ở, sinh hoạt ổn định cuộc sống cho người dân khu vực. “Phường chủ động tuyên truyền, nhắc nhở người dân không được vứt rác bừa bãi để đảm bảo vệ sinh chung. Đồng thời, chúng tôi đã nhiều lần gửi công văn tới các đơn vị liên quan để mong sớm được giải quyết: Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, an toàn trong thi công, đảm bảo vệ sinh môi trường… tại dự án cống hóa này”, vị phó chủ tịch này nhấn mạnh.

Hà Trang

Ảnh: Trần Văn