1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Hà Tĩnh:

Ngư dân kể lại giây phút cứu sống phi công Nguyễn Hữu Cường

(Dân trí) - "Lên được thuyền, anh ấy cảm ơn tôi rồi nói "tôi sống rồi". Tôi lấy quần áo mới cho anh rồi đưa sữa, sâm để anh ăn nhưng anh liền mượn điện thoại tôi để gọi về cho vợ con, về gia đình báo tin mình còn sống", ngư dân Phạm Văn Lệ kể.


Ông Lệ tại Cửa Lò chiều 15/6

Ông Lệ tại Cửa Lò chiều 15/6

Theo ông Lệ, thời điểm ông phát hiện ra Thiếu tá Cường đang trôi dạt trên biển là lúc 4h sáng 15/6 ở tọa độ 19.14 độ Vĩ Bắc - 106.28 độ Kinh Đông.

“Lúc đó tôi đang ngủ cùng các thuyền viên khác chờ sáng dậy để làm thì mơ màng nghe tiếng kêu "thuyền ơi, thuyền ơi". Do gió to với lại giọng Bắc nên tôi không nghe rõ cứ tưởng là thuyền nào đi đánh cá gần đó gọi. Sau đó tôi nghe thêm mấy tiếng "thuyền ơi, cứu với", lúc đó tôi đã nghĩ ngay đến các phi công mất tích trên chiếc máy bay mà mình nghe trên đài”, ông Lệ chia sẻ.

Ông Lệ được Bộ quốc phòng cảm ơn.
Ông Lệ được Bộ quốc phòng cảm ơn.

Ông Lệ lập tức tỉnh dậy dùng đèn soi về hướng tiếng kêu cứu thì phát hiện dáng người cách xa chừng hơn 30m. Ngay sau đó, ông Lệ đã gọi các thuyền viên dậy nổ máy hướng tàu về phía có tiếng gọi, giải cứu Thiếu tá Cường.

Phút giây kéo được Thiếu tướng Cường lên, cả thuyền rưng rưng xúc động.

Ông Lệ tại Cửa Lò trong một cuộc trao đổi ngắn với PV Dân trí.
Ông Lệ tại Cửa Lò trong một cuộc trao đổi ngắn với PV Dân trí.

"Lúc phát hiện, thấy anh ấy đang mặc đồ bình thường và trong xuồng phao nhảy dù. 2 tay của anh Cường bị phỏng cùng một số vết thương ở cổ, lưng, xây xước da. Lên được thuyền, anh ấy nói cảm ơn tôi rồi nói "tôi sống rồi". Tôi lấy quần áo mới cho anh rồi đưa sữa, sâm để anh ấy ăn nhưng anh liền mượn điện thoại tôi để gọi về cho vợ con, về gia đình báo tin mình còn sống.", ông Lệ kể tiếp.

Thiếu tá Cường trong ngày trở về trong vòng tay đồng đội.
Thiếu tá Cường trong ngày trở về trong vòng tay đồng đội.

Theo ông Lệ, trên người anh Cường có thức ăn, lương khô nước nên cầm cự được từ lúc máy bay rơi.

Sau khi đã đưa thực phẩm cho Thiếu tá Cường, ông Lệ liền neo thuyền và báo tin về cho lực lượng chức năng để tìm cách đưa Thiếu tá Cường vào bờ kiểm tra sức khoẻ.

“Hạnh phúc lắm vì cứu được người. Giờ còn anh Khải còn mất tích, mong các ngư dân, bà con đi làm ngoài biển cố gắng nghe ngóng và phát hiện cứu được anh Khải nữa thì tốt quá”, ông Lệ chia sẻ.


Ngư dân Nguyễn Ngọc Dậu kể lại giây phút phát hiện và cứu phi công Nguyễn Hữu Cường

Ngư dân Nguyễn Ngọc Dậu kể lại giây phút phát hiện và cứu phi công Nguyễn Hữu Cường

7 ngư dân Hà Tĩnh cứu phi công Nguyễn Hữu Cường gồm: Phạm Xuân Lệ, Nguyễn Ngọc Dậu, Trần Anh Long, Võ Ngọc Lân, Nguyễn Văn Xuân, Lê Hồng Thái và Nguyễn Văn Hoạt.

Thuyền viên Nguyễn Văn Hoạt kể về việc phi công Cường nói với anh em về việc còn một đồng đội nữa cùng gặp nạn và giây phút xảy ra sự cố.

Thuyền viên Nguyễn Ngọc Dậu kể lại cảm xúc khi cứu được phi công

Vừa trở về nhà, ông Nguyễn Ngọc Dậu hết sức xúc động kể lại sự việc đã gặp và cứu sống phi công Nguyễn Hữu Cường gặp nạn vừa qua.

Ông Dậu kể: Thuyền của ông gồm có 7 người ra khơi từ ngày 11/4. Tối ngày 14/5, qua kênh tin tức radio, các thuyền viên đã biết về sự cố máy bay Su -30MK2 gặp nạn ở vùng biển Nghệ An.

“Lúc đó, anh em ai cũng hết sức quan tâm, để ý. Trong quá trình đánh bắt cá chúng tôi hết sức để ý xem có dấu hiệu gì về vụ việc hay không”.

Đến khoảng 4h sáng ngày 15/6, lúc các thuyền viên trên thuyền của ông Lệ đang chuẩn bị thả lưới ở vùng biển cách cảng Cửa Sót chừng 56 hải lý thì nghe tiếng kêu cứu thất thanh.

Ông Dậu cho biết: “Lúc đó, chúng tôi cho thuyền di chuyển theo hướng âm thanh kêu cứu. Sau đó, anh em phát hiện ánh sáng trên mặt biển phát ra từ chiếc áo phao cứu sinh. Tiến gần hơn, chúng tôi nhận thấy một người mặc áo phao cứu sinh đang chơi vơi giữa biển”.

“Khi được đưa lên thuyền, sức khỏe anh vẫn ổn định. Nói chuyện thì mới biết, anh là phi công Nguyễn Hữu Cường, một trong 2 người điều khiển chiếc Su -30MK2 vừa gặp nạn. Lúc đó chúng tôi vô cùng sung sướng vì đã gặp và cứu sống được anh”, ông Dậu vui sướng kể lại giây phút cứu được anh Cường.

“Vị trí anh Cường được cứu cách Cửa Sót hơn 56 hải lý nên việc bơi vào bờ là không thể. Chúng tôi ngay lập tức liên lạc với các lực lượng chức năng trên bờ để được hỗ trợ”.

Thuyền viên Trần Văn Hoàng kể lại giây phút phát hiện tín hiệu cầu cứu của phi công Nguyễn Hữu Cường và tất cả thuyền viên trên tàu nỗ lực cứu sống phi công Cường.

Chia sẻ về những khó khăn trong công việc liên lạc, xác định vị trí của thuyền cứu được anh Cường cho các lực lượng chức năng trên bờ biết, ông Dậu cho biết: “Lúc đó đang ở giữa biển, sóng liên lạc chầm chờn, đặc biệt máy điện thoại của ai cũng hết pin nên công tác liên lạc gặp rất nhiều khó khăn. Rất may, sau một thời gian cố gắng liên lạc qua bộ đàm, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã tiếp cận được thuyền và đưa chúng tôi lên bờ an toàn”.

“Hiện vẫn còn một phi công gặp nạn chưa thể tìm thấy nên chúng tôi cũng hết sức buồn và cầu mong cho anh vẫn bình an”, ông Dậu chia sẻ thêm.


Những ngư dân tham gia cứu phi công trên biển

Những ngư dân tham gia cứu phi công trên biển

Cùng chia sẻ niềm vui, ngư dân Trần Anh Long xúc động: "Nếu chậm trễ một chút nữa thì không biết anh Cường sẽ như thế nào. Chúng tôi thực sự rất vui khi đã kịp thời phát hiện và cứu được anh Cường".

Anh Long cũng cho biết thêm, hiện thuyền trưởng là anh Phạm Xuân Lệ đã phối hợp với các lực lượng cứu hộ để tìm kiếm phi công còn lại.

Đến 18h10, thuyền HT - 20291 đã cấp cảng Cửa Sót (Thạch Kim, Lộc Hà) và tất cả các thuyền viên trên thuyền đã về tới nhà an toàn

Xuân Sinh – Tiến Hiệp - Nguyễn Duy

Ngư dân kể lại giây phút cứu sống phi công Nguyễn Hữu Cường - 7

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm