1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Bình Thuận:

Cắt cabin vẫn chưa giải cứu được con tàu bị "ép chặt" vào gầm cầu

(Dân trí) - Chiếc tàu thu mua hải sản bị đứt neo và trôi tự do rồi mắc kẹt dưới gầm cầu Lê Hồng phong (TP Phan Thiết, Bình Thuận). Thủy triều đang lên, đẩy tàu lên cao, gây nguy hiểm cho cầu Lê Hồng Phong. Phương án giải cứu hiện nay là cắt cabin tàu hoặc bơm nước vào cho tàu chìm xuống.

14h: Chưa bơm nước đánh chìm tàu vì tàu chưa... mua bảo hiểm

Đến thời điểm hiện tại, các lực lượng chức năng tỉnh Bình Thuận vẫn chưa thể bơm nước vào con tàu hải sản đang nằm kẹt dưới gầm cầu Lê Hồng Phong vì một số nguyên nhân từ phía chủ tàu.

Được biết, con tàu này trị giá khoảng 8 tỷ đồng, vẫn chưa được mua bảo hiểm. Ngoài ra, do tàu được hùn vốn bởi nhiều người nên việc bơm nước đánh chìm tàu có thể gây thiệt hại cho các đồng chủ sở hữu con tàu, trong khi họ chưa thống nhất phương án giải quyết .

Dù vậy, thách thức đặt ra là vào lúc này trời Phan Thiết đang mưa, khiến nguy cơ nước sông dâng cao và nhanh hơn dự kiến, đe doạ an toàn của cầu Lê Hồng Phong.


Dù đã được cắt cabin, tàu hải sản vẫn còn nằm kẹt dưới chân cầu Lê Hồng Phong, trong khi nước tiếp tục dâng cao.

Dù đã được cắt cabin, tàu hải sản vẫn còn nằm kẹt dưới chân cầu Lê Hồng Phong, trong khi nước tiếp tục dâng cao.

12h: Cắt bớt cabin tàu

Ban đầu, khi tàu kẹt dười gầm cầu và thủy triền dâng tàu lên, cầu Lê Hồng Phong bị đội lên cao thêm 30cm. Đến 12h trưa nay, lực lượng cứu hộ đã cắt bớt phần cabin của tàu, giúp cho cầu chỉ còn bị đội lên 10cm.

Do cầu Lê Hồng Phong là cầu dây văng nên khi thiết kế có tính đến các tác động có thể làm nâng thành cầu. Chính vì thế, khoảng cách 10cm bị đội lên như hiện tại vẫn đang nằm trong giới hạn cho phép, chưa ảnh hưởng đến an toàn của cầu.

Thân cầu bị đội lên cao (ảnh: Trúc Hà)
Thân cầu bị đội lên cao (ảnh: Trúc Hà)

Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận, thuỷ triều vẫn đang tiếp tục dâng nên cầu vẫn có thể bị nâng lên trở lại. Do đó việc hạ thấp 20cm chưa an toàn và vẫn chưa đủ chỗ trống để kéo tàu ra khỏi gầm cầu.

Các cơ quan có liên quan thuộc tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục họp bàn phương án giải cứu tàu và cầu. Có 2 phương án được đưa ra: thứ nhất là tiếp tục cắt độ cao cabin của tàu đang mắc kẹt; thứ 2 là trong trường hợp nguy cấp sẽ bơm nước vào đánh chìm con tàu.

Xe cứu hỏa sẵn sàng để bơm nước đánh chìm tàu (ảnh: Trúc Hà)
Xe cứu hỏa sẵn sàng để bơm nước đánh chìm tàu (ảnh: Trúc Hà)

11h: Có thể bơm nước vào khoang tàu

Xe cứu hỏa được điều đến để bơm nước vào khoang tàu (ảnh: Trúc Hà)
Xe cứu hỏa được điều đến để bơm nước vào khoang tàu (ảnh: Trúc Hà)

Phương án hiện nay được xác định là sẽ bơm nước vào khoang tàu để đánh chìm tàu đến điểm có thể kéo tàu ra. Khó khăn đang gặp phải là nước triều đang lên từng giờ, nếu tàu chìm quá sâu, nước vượt qua mạn tàu mà vẫn chưa hết kẹt thì tàu có thể chìm hẳn.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cầu Lê Hồng Phong, cơ quan chức năng vẫn chọn phương án này vì thời gian đang rất gấp rút.

Hiện trường được cơ quan chức năng phong tỏa để đảm bảo an toàn cho công tác cứu hộ (ảnh: Trúc Hà)
Hiện trường được cơ quan chức năng phong tỏa để đảm bảo an toàn cho công tác cứu hộ (ảnh: Trúc Hà)

Cơ quan chức năng đã phong tỏa hiện trường, điều 1 xe cứu hỏa và 1 xe bồn tưới cây của công ty công trình đô thị đến bơm nước vào tàu. 10h ngày 23/6, 2 chiếc xe đã vào vị trí, máy móc được lắp đặt và bắt đầu bơm nước sông vào khoang tàu để đánh chìm tàu.

Nước triều đang lên cao từng giờ, đẩy con tàu kẹt cứng dưới gầm cầu (ảnh: Trúc Hà)
Nước triều đang lên cao từng giờ, đẩy con tàu kẹt cứng dưới gầm cầu (ảnh: Trúc Hà)

Mọi công tác đang được tiến hành hết sức khẩn trương để đảm bảo an toàn cho cả tàu lẫn cầu. Nếu trong trường hợp không thể cứu tàu cũng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cầu Lê Hồng Phong.

Con tàu đang mắc kẹt dưới gầm cầu (ảnh: Trúc Hà)
Con tàu đang mắc kẹt dưới gầm cầu (ảnh: Trúc Hà)

Con tàu trên do ông Đỗ Văn Vưỡng (ngụ tại xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý) làm thuyền trưởng. Theo các thuyền viên, khoảng 0h sáng ngày 23/6, tàu đang neo đậu để sửa chữa thì bị nước chảy siết kéo đứt neo rồi trôi tự do. Dù các thuyền viên đã nổ máy để điều khiển tàu di chuyển vào bờ nhưng chân vịt tàu bị vướng lục bình nên không thể chạy được.

Tàu trôi dọc sông Cà Ty đến dưới gầm cầu Lê Hồng Phong thì mắc kẹt lại dưới gầm cầu. Khi triều lên cao, phần cabin tàu dính chặt vào đoạn giữa cầu Lê Hồng Phong nên không thể thoát ra.

Nhận được thông tin, các lực lượng chức năng gồm: Biên phòng, Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông và các đơn vị liên quan khẩn cấp điều phương tiện đến giải cứu con tàu này vì hôm nay nước sông Cà Ty đang lên cao, có nguy cơ đẩy tàu lên và đội cầu Lê Hồng Phong, gây nguy hiểm cho cả cây cầu.

Các cơ quan chức năng đang khẩn trương giải cứu tàu
Các cơ quan chức năng đang khẩn trương giải cứu tàu

Theo ngư dân địa phương, hôm nay thủy triều sông Cà Ty đang lên cao và đến 15h chiều nay sẽ đạt đỉnh. Khi đó, nước sông sẽ cao hơn mực nước hiện nay đến 50cm và khả năng tàu này đội cầu là rất cao. Do đó, các cơ quan chức năng đang khẩn cấp lên phương án giải cứu con tàu.

PV Dân trí đang có mặt tại hiện trường và tiếp tục thông tin vụ việc.

Nhóm PV

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm