1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Cận cảnh tòa nhà 130 năm tuổi có nguy cơ bị phá bỏ

(Dân trí) - Tòa nhà tồn tại 130 năm tuổi ở trung tâm TPHCM đang đối diện với nguy cơ bị phá bỏ nếu phương án nâng cấp trụ sở UBND thành phố được thông qua.

Cận cảnh tòa nhà 130 năm tuổi có nguy cơ bị phá bỏ

Tòa nhà 130 năm tuổi hiện là trụ sở Sở Thông tin- Truyền thông trên đường Lý Tự Trọng, quận 1, TPHCM. Tòa nhà tọa lạc tại số 59-61 được đánh giá là công trình có lịch sử lâu đời thứ 2 tại Sài Gòn (sau căn nhà của Tổng giám mục Bá Đa Lộc xây dựng năm 1790 trong khuôn viên Tòa Tổng giám mục Sài Gòn).

Công trình được xây dựng bởi người Pháp vào những năm 1860, trước đây được sử dụng làm Nha giám đốc Nội vụ (người dân gọi là Dinh Thượng thơ), có vai trò điều hành trực tiếp các vấn đề về dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa.

Công trình được xây dựng theo lối kiến trúc thuộc địa Pháp, gồm 1 dãy nhà chính giữa xoay ra đường Lý Tự Trọng, nối với 2 dãy nhà 2 bên tạo thành hình chữ U ôm khoảng sân giữa. Bên trong tòa nhà, các lối lên xuống được lắp cầu thang gỗ.

Tính từ lúc được nâng cấp lần cuối (năm 1890) đến nay đã gần 130 năm, song tòa nhà vẫn giữ được hai chiếc cổng sắt được thiết kế tinh xảo và lối vào lát đá xanh. Nếu tính về lịch sử khi mới được xây dựng lần đầu thì công trình này đã gần 160 năm tuổi.

Tòa nhà 130 năm tuổi hiện là trụ sở Sở Thông tin- Truyền thông trên đường Lý Tự Trọng, quận 1, TPHCM.
Tòa nhà 130 năm tuổi hiện là trụ sở Sở Thông tin- Truyền thông trên đường Lý Tự Trọng, quận 1, TPHCM.
Tòa nhà tọa lạc tại số 59-61 được đánh giá là công trình tồn tại lâu đời thứ 2 ở Sài Gòn.
Tòa nhà tọa lạc tại số 59-61 được đánh giá là công trình tồn tại lâu đời thứ 2 ở Sài Gòn.

Những họa tiết bên ngoài cổng đi vào tòa nhà vẫn còn giữ khá nguyên vẹn.

Những họa tiết bên ngoài cổng đi vào tòa nhà vẫn còn giữ khá nguyên vẹn.


Hàng rào rêu phong cũ kỹ.

Hàng rào rêu phong cũ kỹ.

Công trình được xây dựng bởi người Pháp vào những năm 1860, trước đây được sử dụng làm Nha giám đốc Nội vụ (người dân gọi là Dinh Thượng thơ), có vai trò điều hành trực tiếp các vấn đề về dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa.
Công trình được xây dựng bởi người Pháp vào những năm 1860, trước đây được sử dụng làm Nha giám đốc Nội vụ (người dân gọi là Dinh Thượng thơ), có vai trò điều hành trực tiếp các vấn đề về dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa.
Công trình được xây dựng theo lối kiến trúc thuộc địa Pháp, gồm 1 dãy nhà chính giữa xoay ra đường Lý Tự Trọng
Công trình được xây dựng theo lối kiến trúc thuộc địa Pháp, gồm 1 dãy nhà chính giữa xoay ra đường Lý Tự Trọng
Nối với 2 dãy nhà 2 bên tạo thành hình chữ U ôm khoảng sân giữa.
Nối với 2 dãy nhà 2 bên tạo thành hình chữ U ôm khoảng sân giữa.
Tòa nhà mang nét đẹp cổ kính nằm giữa trung tâm TPHCM.
Tòa nhà mang nét đẹp cổ kính nằm giữa trung tâm TPHCM.
Phần mái nhà được thiết kế ống khói mang kiến trúc hiện đại.
Phần mái nhà được thiết kế ống khói mang kiến trúc hiện đại.
Những khung cửa sổ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét kiến trúc cách đây hơn 1 thế kỷ.
Những khung cửa sổ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét kiến trúc cách đây hơn 1 thế kỷ.
Phần mái vòm được thiết kế ở đường vào bên trong ngôi nhà.
Phần mái vòm được thiết kế ở đường vào bên trong ngôi nhà.
Tòa nhà lắp 4 cầu thang bằng gỗ dẫn lên lầu.
Tòa nhà lắp 4 cầu thang bằng gỗ dẫn lên lầu.
Hành lang thoáng mát, cổ kính bên trong tòa nhà.
Hành lang thoáng mát, cổ kính bên trong tòa nhà.

Một số hạng mục của tòa nhà đã bị xuống cấp theo thời gian.

Một số hạng mục của tòa nhà đã bị xuống cấp theo thời gian.

Nguyễn Quang