Cá chép tấp nập đi... lên trời

(Dân trí) - Đã thành thông lệ, cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, sau lễ cúng Tết ông Công ông Táo, người dân sẽ mang cá chép ra các kênh, rạch, sông để phóng sinh nhằm tiễn ông Táo về trời.

Tại Hà Nội, từ sáng sớm 20/1 (23 tháng Chạp), rất đông người dân đã mang cá ra sông Hồng để phóng sinh.

Dưới chân cầu Chương dương, rất đông người dân đến thả cá và tro rác tâm linh xuống sông.
Dưới chân cầu Chương dương, rất đông người dân đến thả cá và tro rác tâm linh xuống sông.
Đến gần trưa, bờ sông khu vực thả cá đã nhem nhuốc tro rác.
Đến gần trưa, bờ sông khu vực thả cá đã nhem nhuốc tro rác.

Càng về trưa, lượng người kéo đến đây thả cá càng đông, đem theo đủ loại túi chậu, tro rác.
Càng về trưa, lượng người kéo đến đây thả cá càng đông, đem theo đủ loại túi chậu, tro rác.

Chân hương cùng tro được trút thẳng xuống dòng nước...
Chân hương cùng tro được trút thẳng xuống dòng nước...

… để lại đoạn bơ sông nhem nhuốc.
… để lại đoạn bơ sông nhem nhuốc.
Dưới sông xuất hiện một nhóm người đi thuyền ngang nhiên dùng vợt điện vớt cá do người dân thả xuống.
Dưới sông xuất hiện một nhóm người đi thuyền ngang nhiên dùng vợt điện vớt cá do người dân thả xuống.

Tuy nhiên, so với mọi năm, đã có rất nhiều người thay đổi nhận thức, không dùng túi ni-lon xả thẳng xuống nước.
Tuy nhiên, so với mọi năm, đã có rất nhiều người thay đổi nhận thức, không dùng túi ni-lon xả thẳng xuống nước.

Trên cầu luôn có một nhóm sinh viên tình nguyện thuyết phục người thả cá giữ môi trường với khẩu hiệu Thả cá đừng thả túi nilon”.
Trên cầu luôn có một nhóm sinh viên tình nguyện thuyết phục người thả cá giữ môi trường với khẩu hiệu "Thả cá đừng thả túi nilon”.

Cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời.
Cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời.

Thời tiết sáng nay khá lạnh các tình nguyện viên phải choàng áo mưa để bám trụ trên cầu Long Biên “tác nghiệp”.
Thời tiết sáng nay khá lạnh các tình nguyện viên phải choàng áo mưa để bám trụ trên cầu Long Biên “tác nghiệp”.

Khách du lịch khá tò mò với văn hóa thả cá vàng của phong tục tập quán Việt.
Khách du lịch khá tò mò với văn hóa thả cá vàng của phong tục tập quán Việt.


Theo một số quan niệm, việc thả cá tiễn ông Công ông Táo phải được thực hiện trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, nhưng cũng có nhiều người thả vào buổi chiều.

Theo một số quan niệm, việc thả cá tiễn ông Công ông Táo phải được thực hiện trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, nhưng cũng có nhiều người thả vào buổi chiều.

Tại TP. Hồ Chí Minh, từ rất sớm, người dân đã đem cá chép ra các kênh, sông để phóng sinh.

Ghi nhận của PV Dân trí dọc đường Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, TPHCM), trong buổi sáng này đã có rất đông người tới thả cá chép, nhiều người tranh thủ trên đường đi làm ghé thả cá luôn.

Cá chép tấp nập đi... lên trời - 13

Người dân thả cá chép tiễn ông Táo sáng 23 tháng Chạp

Tương tự, tại dọc bến Bạch Đằng (quận 1), kênh Tàu Hủ - Bến Nghé (giáp quận 4 và quận 1), rất đông người dân mang cá chép ra phóng sinh.

Nhiều người mang cá xuống tận mép kênh để thả, một số khác thì bốc và ném thẳng xuống sông.

Một số chú cá chép khi vừa mới được thả chưa kịp “chầu trời” thì bị người dân vớt lên mang bán lại.

Theo quan niệm dân gian, cá chép là “phương tiện đi lại” của Táo Quân trong ngày 23 tháng Chạp hàng năm - ông Táo cưỡi cá chép bay về trời để trình báo các việc xảy ra trong gia đình gia chủ với Ngọc hoàng Thượng đế. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa cho gia đình.

Thả cá chép tiễn ông Táo về trời còn mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới tốt lành, vạn sự như ý, nhà nhà ấm no.

Một số hình ảnh người dân TPHCM tiễn ông Táo sáng 23 tháng Chạp do PV Dân trí ghi lại:

Cá chép tấp nập đi... lên trời - 14
Cảnh mua bán phương tiện di chuyển của ông Táo diễn ra nhộn nhịp ở khu chợ
Cảnh mua bán "phương tiện" di chuyển của ông Táo diễn ra nhộn nhịp ở khu chợ
Cá chép tấp nập đi... lên trời - 16

Một điểm bán cá chép dạo đông khách

Cá chép tấp nập đi... lên trời - 17

3 mẹ con cùng nhau cầu nguyện trước khi thực hiện nghi thức thả cá chép xuống kênh

Một ông bố trẻ hướng dẫn con gái thả cá chép tiễn ông Táo về Trời
Một ông bố trẻ hướng dẫn con gái thả cá chép tiễn ông Táo về Trời
Người phụ nữ này thả nguyên cả thau cá chép xuống kênh
Người phụ nữ này thả nguyên cả thau cá chép xuống kênh
Một người đàn ông nước ngoài đi theo vợ thực hiện nghi thức thả cá chép tiễn ông Táo theo truyền thống của người Việt Nam
Một người đàn ông nước ngoài đi theo vợ thực hiện nghi thức thả cá chép tiễn ông Táo theo truyền thống của người Việt Nam
Cá chép tấp nập đi... lên trời - 21

Đủ kiểu thả cá chép tiễn ông Táo

Một người dân hóa vàng mã trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau lễ cúng
Một người dân hóa vàng mã trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau lễ cúng
Những chú cá chưa quen với môi trường nên nhiều con đã bị chết sau khi được phóng sinh.
Những chú cá chưa quen với môi trường nên nhiều con đã bị chết sau khi được phóng sinh.
Dân săn cá chuyên nghiệp đã sẵn sàng chờ vớt những con cá vừa được thả xuống.
Dân săn cá chuyên nghiệp đã sẵn sàng chờ vớt những con cá vừa được thả xuống.

Nhiều người dân dùng âu nhựa đựng cá giúp hạn chế việc xả túi nilon khi thả cá.
Nhiều người dân dùng âu nhựa đựng cá giúp hạn chế việc xả túi nilon khi thả cá.

Tại TP Thanh Hóa những năm trước, tại các cầu như cầu Cốc, cầu Lai Thành (phường Lam Sơn), cầu Đông Hương (phường Đông Hương), hồ nhân tạo (phường Đông Vệ)… liên tục có những hình ảnh rác thải ngập khắp từ trên cầu xuống dưới dòng nước trong ngày người dân đi thả cá.

Tuy nhiên, năm nay, tình trạng rác thải sau khi đưa ông Công ông Táo lên chầu trời đã được khắc phục rất nhiều do một số phường đã giao cho Đoàn thanh niên phường cắt cử các đoàn viên, thanh niên ra đứng ở các cầu để hướng dẫn người dân thả cá văn minh, bỏ rác vào những thùng xốp đã được chuẩn bị sẵn.

Cá chép tấp nập đi... lên trời - 26

Nhiều tuyến đường trên cầu không hề có rác như mọi năm

Ghi nhận tại các địa điểm có sông, hồ tại phường Đông Sơn, phường Đông Thọ… những con sông và hồ ở đây đã không có tình trạng rác thải xả bừa bãi. Người dân sau khi thả cá xuống dòng sông đã ý thức bỏ túi nilon vào thùng rác.

Tại phường Đông Sơn, UBND phường này cũng treo nhiều băng rôn ngay trên cầy và có biển chỉ lối đi cho người dân xuống thả cá, không tụ tập trên cầu tránh ùn tắc giao thông.

Rác đã được người dân ý thức gom vào trong thùng
Rác đã được người dân ý thức gom vào trong thùng
Cá chép tấp nập đi... lên trời - 28

Những khúc sông sạch không có túi nilon vứt bừa bãi

Em Ngô Thế Toàn, đoàn viên Đoàn thanh niên phường Đông Hương cho biết: “Những năm trước do không có người hướng dẫn nên cứ mỗi lần xong Tết ông công, ông táo các cầu ngập ngụa rác, túi bóng người dân vứt lại trông rất phản cảm. 3 năm nay phường đã cho đoàn viên thanh niên ra hướng dẫn người dân cá xong bỏ túi vào thùng rác nhờ đó mà không còn cảnh xấu xí, phản cảm nữa”.

Đình Thảo - Mạnh Thắng - Nguyễn Thùy