Nghỉ việc trước tuổi - Nên hay không nên?

Dù quyết định nghỉ việc trước tuổi bởi lý do nào, trước hết, người lao động nên tính toán kỹ và tìm sự hỗ trợ pháp lý để bảo vệ quyền lợi của minh sau khi nghỉ việc.

Chuyển làm công việc không phù hợp chuyên môn, chuyển địa điểm làm không phù hợp, thay đổi cách tính lương, thu nhập, vận động nghỉ trước tuổi nhận hỗ trợ nhiều tháng lương là 4 hình thức buộc người lao động phải nghỉ việc trước tuổi được Trung tâm tư vấn pháp luật , Liên đoàn Lao động TP.HCM ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2018.

Với cả 4 hình thức này đều có những quy định cụ thể của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Ví như với việc điều chuyển địa điểm làm việc, nếu không thỏa thuận được giữa người lao động và người sử dụng lao động, phải giữ nguyên địa điểm làm việc như đã ký trong hợp đồng lao động. Đây cũng là quy định cho cách tính lương, thu nhập.

Tuy nhiên, với hình thức tinh vi hơn như điều chuyển công việc không phù hợp hay đưa vào danh sách nghỉ việc do doanh nghiệp gặp khó khăn hay vận động nghỉ việc để nhận khoản tiền hỗ trợ 1 lần, mà người lao động rất khó từ chối thì sẽ phải làm sao? Chuyên gia tư vấn pháp luật sẽ có lời khuyên hữu ích ngay sau đây:

Nghỉ việc trước tuổi - Nên hay không nên?

Khi bị buộc thôi việc, người lao động cần liên hệ tổ chức công đoàn các cấp để được hỗ trợ pháp lý, bảo vệ quyền lợi. Ngoài ra, chỉ có 4 trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:

- Thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ (có tiêu chí đánh giá rõ ràng).

- Ốm đau, điều trị dài ngày.

- Do thiên tai, hoả hoạn bất khả kháng.

- Không có mặt tại nơi làm việc 15 ngày sau thoả thuận.

Trường hợp vận động nghỉ để nhận trợ cấp 1 lần, người lao động nên cân nhắc kỹ vì bắt đầu tìm việc khi tuổi đã cao rất khó, hơn nữa, tìm được công việc mới, mức lương thử việc cũng rất thấp, sẽ khó cho người lao động.

Theo VTV.VN