7 tính cách cần có của một nhân viên nòng cốt

(Dân trí) - Hầu như mọi văn phòng đều có một nhân viên rất giỏi xoay sở trong các tình huống, cả trong công việc chuyên môn và các vấn đề trong đời sống công sở. Có thể nói rằng văn phòng không thể vận hành trơn tru nếu không có họ và không ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu họ rời đi.

Vậy để trở thành một người “không thể thiếu” như thế trong tổ chức, bạn cần có những nét tính cách nào? Hãy cùng tham khảo chia sẻ sau đây của Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng Careerlink.vn, một trong những trang web uy tín trong lĩnh vực nhân sự và tìm kiếm việc làm nhé!

Cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất tại Careerlink

1.Vui vẻ một cách tự nhiên và lạc quan về nhiệm vụ được giao

Bất kể vị trí đảm nhận trong công ty, nhân sự cốt cán luôn vui vẻ và tích cực, luôn luôn nhận nhiệm vụ được giao như thể đó là món quà chứ không phải là công việc. Khi được chỉ định làm điều gì đó, họ thường nói những cụm từ như “Tôi sẽ xử lý tốt” hoặc “Đây có vẻ là một thách thức thú vị”. Nguồn năng lượng tích cực của họ sẽ là “suối nguồn” thúc đẩy tinh thần tập thể mỗi khi gặp khó khăn, bế tắc.

7 tính cách cần có của một nhân viên nòng cốt - 1

2.Họ đến văn phòng chỉ để làm việc

Đối với những nhân viên đến văn phòng vào sáng thứ Hai với đôi mắt “mơ màng” và tâm trạng uể oải thì rõ ràng rằng họ có nhiều ưu tiên khác hơn là công việc. Trong khi đó, nhân viên nòng cốt của công ty dành thời gian làm việc để tập trung và phát triển kỹ năng của họ nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.

3.Họ có định hướng thực hiện và không quan tâm đến việc được công nhận

Khi ngồi trong một cuộc họp, nhân viên nòng cốt không chỉ nghĩ về phương hướng của dự án và công ty mà còn tiến xa hơn là vạch ra cách thực hiện cụ thể theo hướng được đề xuất. Họ là người lên kế hoạch và muốn được thực hiện hơn là chỉ đưa ra ý tưởng rồi mặc kệ công việc tiến hành ra sao và kết quả đạt được như thế nào. Nhược điểm duy nhất của họ là rất tập trung vào việc hoàn thành nhiệm vụ mà đôi khi quên công nhận chính bản thân mình, nhưng dù vậy định hướng thực hiện của họ là không thể nào dập tắt được.

4.Biết cách ủng hộ và hạn chế xung đột

Trong bối cảnh văn phòng, việc ủng hộ cho một quan điểm cụ thể là vô cùng khó khăn bởi sự cần thiết phải hòa nhã và giữ sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm, việc đẩy mạnh quan điểm của riêng bạn đôi khi có thể dễ làm mất lòng đối phương và rạn nứt quan hệ đồng nghiệp. Nhân viên nòng cốt biết điều này và làm chủ được nghệ thuật ủng hộ theo cách của họ mà không gây ra xung đột. Họ nhẹ nhàng, không phỉnh nịnh cũng không xem thường, không nao núng và không khiến ai phải khó chịu.

5.Sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp và học hỏi từ đó

Nhân viên nòng cốt là người có sự hiểu biết rộng rãi và họ không giữ tất cả các thông tin đó cho riêng mình. Thay vào đó, họ mong muốn được chia sẻ kiến thức và học hỏi thêm từ đồng nghiệp. Họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho công ty, không phải chỉ vì họ muốn công việc được làm đến nơi đến chốn mà còn vì họ hiểu được tầm quan trọng trong việc truyền đạt, hướng dẫn công việc hay xa hơn là định hướng tầm nhìn cho người mới.

6.Có mối quan hệ rộng rãi

Nhân viên nòng cốt thường là những người có khả năng xác định đúng người đúng việc. Trong tổ chức, họ duy trì liên lạc với từng bộ phận và luôn cố gắng gặp gỡ nhiều người hơn. Suy cho cùng, việc tạo ra vòng tròn kết nối là điều quan trọng và nhân viên nòng cốt này nhận ra rằng có mối quan hệ tốt với cả Giám đốc điều hành và người sửa máy photocopy đều quan trọng như nhau.

7.Trung thực như một nguyên tắc

Sự trung thực, đặc biệt trong môi trường văn phòng, tạo ra một nhân viên nòng cốt vì nó giúp sớm phô bày ra những vấn đề bất ổn trong tổ chức. Khi bắt gặp điều gì đó gây tác động tiêu cực đến năng suất làm việc của tập thể, nhân viên nòng cốt không ngần ngại nói lên, thậm chí đề xuất các giải pháp hợp lý bởi giải quyết một vấn đề nhỏ càng sớm càng tốt hơn là “dọn dẹp” sạch sẽ những “thảm họa” về sau.

Trung Thành

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm