1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Nga đoán trước số phận Su-25 bị bắn hạ?

Lo sợ Su-25 bị hạ bằng tên lửa MANPADS tại Syria, Nga đã rút về nước và thay bằng bản Su-25SM3. Nhưng chừng đó chưa đủ để cường kích này thoát nạn.


Hiện trường vụ máy bay Su-25 của Nga bị bắn rơi hôm 3/2 ở Syria (Ảnh: AFP)

Hiện trường vụ máy bay Su-25 của Nga bị bắn rơi hôm 3/2 ở Syria (Ảnh: AFP)

Theo lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS), hồi cuối năm 2017, theo sắc lệnh của Tổng thống Putin, lực lượng này đã rút nhiều vũ khí và phương tiện quân sự từ Syria về nước, trong đó có phi đội cường kích Su-25.

Điều này có nghĩa là trực thăng đảm nhận nhiệm vụ của các cường kích Su-25. Nó cũng có nghĩa là Nga đang điều chỉnh cơ cấu lực lượng ở Syria, điều đặc biệt là các máy bay cánh cố định lại được thay bằng trực thăng tấn công.

Su-25 và trực thăng tấn công có khả năng khác nhau nhưng đều có nhiệm vụ chính là hỗ trợ mặt đất. Tuy nhiên, rõ ràng là Su-25 có khả năng mang tải vũ khí lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, trần bay cao hơn so với các trực thăng như Mi-28N, Ka-52.

Vậy tại sao nó lại bị rút về nước?

Một số ý kiến lí giải rằng, cường kích Su-25 là loại chiến đấu cơ cũ, đã hoạt động liên tiếp trong vòng nhiều tháng qua và cần trở về để bảo dưỡng. Tuy nhiên, đây có phải là nguyên nhân chính khiến Nga thay đổi?

Nghi vấn này được trang tin Nga Russia Insider lí giải như sau: Nguyên nhân nước này phải rút triệt để số máy bay cường kích là do lo ngại Su-25 sẽ bị các hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) của phiến quân Syria bắn rơi.

Và cách lí giải này đã được coi là hợp lý sau khi Nga tuyên bố thay thế phi đội Su-25 về nước bằng những chiếc Su-25SM3 với nhiều nâng cấp tối tân.

Tờ Izvestia dẫn nguồn tin VKS cho biết, máy bay cường kích Su-25SM3 được trang bị các hệ thống tấn công và phòng thủ mới.

Trước khi kết thúc năm 2017, lực lượng VKS của Nga sẽ nhận được những máy bay Su-25SM3 Grach hiện đại hóa đầu tiên, được trang bị hệ thống ngắm bắn và phòng vệ mới nhất, nhờ đó có thể tiêu diệt xe tăng đối phương mà không bị các phương tiện phòng không phát hiện.

Nguồn tin của truyền thông Nga cho biết, các máy bay cường kích Su-25SM3 sẽ có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu di động, trong mọi điều kiện thời tiết và trong cả ngày lẫn đêm.

Ngoài ra, chúng còn được tăng cường khả năng phòng vệ rất tốt, có thể tấn công tiêu diệt các cụm xe tăng hoặc xe bọc thép, được bảo vệ kỹ lưỡng bằng các hệ thống phòng không vác vai như Stinger của Mỹ hoặc các tên lửa tương tự của Nga, cũng như các hệ thống tên lửa tầm xa như Buk, Tor hay Patriot.

Như vậy, rõ ràng là các phiên bản Su-25 của Nga không có khả năng chống các tên lửa phòng không nên mới cần phải nâng cấp khả năng này.

Và ở phiên bản Su-25SM3 đã được trang bị một hệ thống tác chiến điện tử nào đó, giúp nó đối phó hữu hiệu với MANPADS.

Lập luận này được củng cố khi các chuyên gia Nga tiết lộ rằng, trực thăng tấn công Mi-28N và Ka-52 được trang bị hệ thống gây nhiễu chống các tên lửa vác vai, đó là Hệ thống bảo vệ máy bay (Onboard Defence Systems - ODS) President-S.

Trong quá trình thử nghiệm trước đây, President-S đã chứng tỏ khả năng chống vũ khí phòng không tin cậy khi đánh lạc hướng được đầu dò mục tiêu của MANPADS như Strela-2, Strela-3, Igla, Stinger và các loại tên lửa chống tăng có khả năng bắn hạ các máy bay tầm thấp như TOW của Mỹ.

Chính vì vậy, các máy bay cường kích Su-25SM3 hay trực thăng đều có khả năng miễn nhiễm trước tên lửa đất đối không cá nhân, ngoại trừ những những loại tên lửa vác vai thế hệ mới, có hệ dẫn đường phức hợp như Verba của Nga.

Tuy nhiên, sự thay thế Su-25 bằng phiên bản nâng cấp Su-25SM3 của Nga tại chiến trường Syria đã không chứng minh được hiệu quả chiến đấu như công bố và sự lo lắng của Moscow đã thành sự thật.

Chiếc Su-25SM3 bị các tay súng phiến quân bắn hạ bằng tên lửa MANPADS tại Idlib hôm 3/2 khiến viên phi công thiệt mạng sau khi nhảy dù.

Theo Đan Nguyên

Báo Đất Việt