Bị ung thư có thể sống được bao lâu?

Bị chẩn đoán ung thư là nỗi sợ hãi của bất kỳ ai, và câu hỏi đầu tiên họ đặt ra là: bị ung thư có thể sống được bao lâu?

Ung thư là kết quả của việc biến đổi và phát triển bất thường của các tế bào trong cơ thể. Các tế bào này sinh sôi mất kiểm soát, xâm nhập vào các mô lân cận hoặc di chuyển đến các vị trí ở xa bằng đường máu hoặc hệ bạch huyết, tạo thành khối u mới. Các khối u này lớn dần, chèn ép lên các cơ quan, suy giảm chức năng của các cơ quan đó, và cuối cùng dẫn tới tử vong.

Bị ung thư là nỗi lo sợ của bất kỳ ai.
Bị ung thư là nỗi lo sợ của bất kỳ ai.

Bị chẩn đoán ung thư là nỗi lo sợ của tất cả chúng ta, đặc biệt hiện nay số người mắc ung thư ngày càng nhiều, độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, bạn cần phải biết rằng, rất nhiều trường hợp ung thư có thể chữa khỏi hoặc sống lâu dài 10 năm, hoặc 20 năm…. Tiên lượng cụ thể sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

Loại ung thư và mức độ ác tính

Theo PGS.TS.BS Đoàn Hữu Nghị - Giám đốc Bệnh viện Thu Cúc: “Có hơn 200 bệnh ung thư khác nhau. Mỗi bệnh có nguyên nhân, sự tiến triển, phương pháp điều trị và tiên lượng khác nhau. Những bệnh ung thư ở bề mặt như ung thư da, vú, tuyến giáp, khoang miệng… dễ phát hiện ở giai đoạn sớm, điều trị kịp thời, kết quả khả quan hơn. Những bệnh ung thư ở nội tạng như gan, phổi, não, thận, tụy… thường nguy hiểm hơn vì điều trị khó khăn hơn, và khó nhận biết sớm nếu như không thăm khám, tầm soát ung thư định kỳ.”


Tế bào bình thường và tế bào ung thư.

Tế bào bình thường và tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, cùng một bộ phận bị ung thư nhưng kết quả điều trị, thời gian sống giữa các bệnh nhân có thể khác nhau. Lý do là mỗi bệnh ung thư chia làm nhiều loại, mỗi loại có mức độ ác tính khác nhau.

Ví dụ cùng là ung thư tuyến giáp nhưng trạng carcinom thể nhú có độ ác tính thấp, hiệu quả điều trị cao; Ngược lại, ung thư tuyến giáp trạng carcinom dạng tủy, độ ác tính cao, bệnh thường phát hiện khi tế bào ung thư đã di căn, do vậy mà tỉ lệ tử vong cao hơn.

Giai đoạn ung thư, mức độ xâm lấn

Người ta dựa vào kích thước khối u, tình trạng phát triển, xâm lấn và di căn để phân chia các giai đoạn ung thư. Ung thư càng được phát hiện ở giai đoạn sớm, chi phí điều trị càng thấp, hiệu quả điều trị càng cao. Ở giai đoạn đầu, nhiều bệnh ung thư có thể điều trị khỏi: 93% với bệnh ung thư vú, 93% ung thư cổ tử cung, 97% ung thư da, 90% ung thư đại trực tràng, 94% ung thư buồng trứng…

Ở các giai đoạn giữa (giai đoạn tiến triển), khối u ngày một lớn, có thể lây lan tới các cơ quan lân cận hình thành khối u mới. Những khối u này có thể chèn ép, xâm lấn, gây tổn hại tới các cơ quan đó. Tiên lượng lúc này thấp hơn giai đoạn đầu nhưng vẫn có khả năng điều trị thành công.

Ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã xâm lấn gây vỡ, chảy dịch, máu ra ngoài hoặc di căn xa như xương, phổi, gan, vv… thì tiên lượng rất hạn chế. Tỷ lệ sống sau 5 năm cho ung thư vú khoảng 20%, ung thư vòm họng là 38%, ung thư dạ dày là 4%, ung thư phổi là 1-2%. Mục tiêu điều trị cho giai đoạn này là giảm nhẹ và kéo dài sự sống cho người bệnh. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp ung thư giai đoạn cuối nhưng phác đồ điều trị phù hợp vẫn có hi vọng, kiểm soát bệnh trong thời gian dài.

Phác đồ điều trị

Phác đồ quyết định thành công của điều trị ung thư.
Phác đồ quyết định thành công của điều trị ung thư.

Để đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả nhất, bác sĩ cần dựa trên từng cá thể, tùy theo loại ung thư, giai đoạn bệnh, mức độ xâm lấn, khả năng đáp ứng với điều trị, có gặp tác dụng phụ gì không, sức khỏe người bệnh, các bệnh lý khác, vv… Do đó, không có phác đồ điều trị chuẩn chung cho tất cả bệnh nhân. Có thể cùng một loại ung thư, nhưng với trường hợp này cần phẫu thuật trước, hóa trị sau; nhưng trường hợp khác lại cần hóa trị trước, sau đó mới phẫu thuật. Với mỗi bệnh nhân, bác sĩ có thể kết hợp những loại thuốc khác nhau, liều lượng khác nhau, nhằm đảm bảo mang đến kết quả tốt nhất và ít tác dụng phụ nhất. Chính vì vậy, vai trò của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Nếu không phải là người có kinh nghiệm lâu năm, từng nghiên cứu nhiều, tiếp cận với nền y học tiên tiến trên thế giới, cùng sự thấu hiểu người bệnh thì khó có thể đưa ra phác đồ phù hợp nhất cho mỗi bệnh nhân.

Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc ghi nhận nhiều trường hợp điều trị không hiệu quả, gặp nhiều tác dụng phụ dẫn tới sức khỏe suy kiệt và phải từ bỏ điều trị. Tuy nhiên, sau khi được thăm khám, điều trị với phác đồ bác sĩ Singapore tại đây, nhiều người bệnh đã có biến chuyển tốt, ít tác dụng phụ và kiểm soát được bệnh.

Ngoài các yếu tố quan trọng như nêu trên thì tuổi tác, sức khỏe, mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh cũng là những yếu tố quyết định thời gian sống của người bệnh ung thư. Người bệnh tuổi càng cao, sức khỏe yếu thì khả năng đáp ứng với điều trị sẽ kém hơn, dễ gặp biến chứng hơn so với người trẻ tuổi, hay người có sức khỏe tốt. Vì vậy, những người lớn tuổi, người có sức khỏe yếu nên điều trị giảm nhẹ hay còn gọi là nâng đỡ, để nâng cao thể trạng, tăng cường khả năng miễn dịch cho bệnh nhân trước, trong và sau điều trị. Ngoài ra, tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực cũng là yếu tố quan trọng giúp người bệnh tăng mức độ đáp ứng điều trị.

Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ Việt Nam, Singapore giỏi đã điều trị thành công cho nhiều người bệnh ung thư. Ngoài ra, Bệnh viện Thu Cúc còn đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, môi trường điều trị tốt nhất cho người bệnh. Với phác đồ điều trị chuẩn 100% Singapore, nhiều người bệnh ung thư có cơ hội chữa khỏi bệnh hoặc kiểm soát bệnh lâu dài.

Khoa Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Đặt khám tầm soát ung thư: 1900 55 88 96/ Hotline: 0904.970.909

Tư vấn điều trị với bác sĩ Singapore: 0907.245.888

Email: scc@thucuchospital.vn

Website: ungbuouvietnam.com

Hiền Mai