Xóm 4 không giữa lòng Sài Gòn

(Dân trí) - Một xóm nhỏ với gần 20 cái chòi được dựng lên, nép mình sau những bụi lau sậy rậm rạp trên đường Nguyễn Văn Linh, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TPHCM. Đây là nơi nương náu của người dân quê từ các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ... lên Sài Gòn mưu sinh.

Xóm miền Tây nằm trên bãi đất rộng của doanh nghiệp, chưa đầu tư. Hàng ngày, những người lớn trong xóm đi cuốc đất, trồng bầu bí và các loại rau củ đem bán. Những người không có tiền thuê đất, ngày ngày đi làm thuê cho hộ khác kiếm tiền về mua gạo và thức ăn.

Để vào xóm, phải luồn lách qua những con đường nhỏ hẹp đầy chuối và lau sậy. Cuộc sống ở xóm miền Tây thiếu thốn đủ thứ, nên được mọi người gọi là Xóm 4 không: Không nước sạch, không điện, không trường học và trạm y tế. Thế nhưng, xóm 4 không vẫn có một thứ luôn đủ đầy là tình thương và sự đùm bọc lẫn nhau của các gia đình trong xóm.

Cách đây chừng 3-4 năm, xóm chỉ lác đác vài cái chòi mọc lên để làm rẫy. Lâu dần, bà con cùng quê thấy có đất nên kéo nhau lên cùng ăn, ở và làm việc. Công việc chính là trồng bí, cứ tờ mờ sáng họ dậy sớm đi ra đồng, đến tối mịt lại trở về nhà. "Trồng bí khoảng 2 tháng cho thu hoạch 1 vụ, nhưng tháng nào trời mưa dữ quá coi như thất thu", bà Nguyễn Thị Bé, 56 tuổi, người có thâm niên nhất ở xóm chia sẻ.

Công việc của người lớn gắn liền với đồng ruộng, còn những đứa trẻ được gửi đến trường tình thương ở quận 8. Sáng bố mẹ đưa đến trường, chiều đón về. Những hôm được nghỉ, chúng theo bố mẹ ra rẫy phụ giúp. Những đứa nhỏ hơn, được giao nhiệm vụ trông nhà và nấu ăn.

Như đã quen với cuộc sống hiện tại, Trang (15 tuổi) và em gái sau buổi chiều ra rẫy phụ trồng bí liền nhảy xuống ao tắm. Nước ao đục ngầu, nhưng đó là nơi duy nhất có nước dành cho gia đình Trang và các hộ khác. Nước tắm thì đã có ao hồ, nước nấu ăn phải nhờ trời mưa, họ quây bạt hứng lấy để dành xài dần. Khi không có mưa, họ phải chạy nhiều km để đi mua nước.

Thiếu nước đã khổ, cuộc sống của người dân xóm miền Tây còn thiếu cả điện đóm. Đứng từ đầu xóm nhìn chỉ thấy ánh sáng lập lòe như đóm đóm hiện lên trong các căn chòi. Thứ ánh sáng ấy được phát ra từ chiếc bóng đèn lấy năng lượng của bình ắc quy, mỗi lần đi sạc điện phải chạy gần chục km và tốn 35.000 đồng.

Gia đình anh Nguyễn Văn Trí (50 tuổi, quê Hậu Giang) lên đây đã gần 5 năm. Chiếc chòi chưa đến 20 m2 là nơi ở của anh và vợ chồng con trai cùng đứa cháu nội chưa đầy năm. Dưới quê không có đất để làm ăn nên anh Trí phải mang cả gia đình lên Sài Gòn, mong muốn lớn nhất của anh làm được ít vốn, rồi lại dắt díu gia đình quay về cố hương khi tuổi đã xế chiều.

"Nói gì thì nói, đi đâu cũng không bằng quê hương, vì miếng cơm manh áo nên mới phải tha phương khắp nơi. Tôi chỉ mong mạnh khỏe, cố gắng làm kiếm đồng vốn lận lưng rồi trở về nhà thôi", anh Trí tâm sự. Đối với nhiều người trong xóm miền Tây, dịp Tết là mong ước lớn nhất trở về quê, nhưng những lúc làm mất mùa bí, coi như cả xóm đành ở lại đón tết Sài Gòn.

Xóm ngụ cư miền Tây nằm trên đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh, TPHCM.
Xóm ngụ cư miền Tây nằm trên đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh, TPHCM.

Xóm nằm trên bãi đất trống của một doanh nghiệp chưa sử dụng.

Xóm nằm trên bãi đất trống của một doanh nghiệp chưa sử dụng.

Công việc chính của các hộ gia đình là trồng bầu bí, rau củ để bán ra chợ Bình Điền.
Công việc chính của các hộ gia đình là trồng bầu bí, rau củ để bán ra chợ Bình Điền.
Không nước sạch, mỗi ngày người đi làm về họ phải dùng nước ở các ao tù gần đấy.
Không nước sạch, mỗi ngày người đi làm về họ phải dùng nước ở các ao tù gần đấy.
Vợ chồng anh Giữ, 34 tuổi, quê Cần Thơ gửi con nhà nội để lên đây làm thuê. Những ngày đầu tắm nước ao không quen nên ngứa lắm, nhưng không tắm nước này thì lấy nước đâu để tắm, anh Dữ nói.
Vợ chồng anh Giữ, 34 tuổi, quê Cần Thơ gửi con nhà nội để lên đây làm thuê. "Những ngày đầu tắm nước ao không quen nên ngứa lắm, nhưng không tắm nước này thì lấy nước đâu để tắm", anh Dữ nói.
Những đứa trẻ có vẻ thích thú với cảnh bơi lội mỗi chiều lại trong nước ao. Trước ở quê em cũng toàn tắm nước sông, giờ lên đây tắm dưới ao thấy cũng bình thường, Trang, 12 tuổi chia sẻ.
Những đứa trẻ có vẻ thích thú với cảnh bơi lội mỗi chiều lại trong nước ao. "Trước ở quê em cũng toàn tắm nước sông, giờ lên đây tắm dưới ao thấy cũng bình thường", Trang, 12 tuổi chia sẻ.
Khi người lớn đi làm, những đứa trẻ tự ở nhà trông sóc lẫn nhau. Nhiều đứa được bố mẹ cho đi học trường tình thương ở quận 8.
Khi người lớn đi làm, những đứa trẻ tự ở nhà trông sóc lẫn nhau. Nhiều đứa được bố mẹ cho đi học trường tình thương ở quận 8.
Một buổi đi học ở lớp tình thương, buổi còn lại Vinh (12 tuổi) ở nhà trông nhà cho bố mẹ đi bán cá. Lủi thủi 1 mình nên Vinh thường tự nghĩ ra trò chơi với chú chó.
Một buổi đi học ở lớp tình thương, buổi còn lại Vinh (12 tuổi) ở nhà trông nhà cho bố mẹ đi bán cá. Lủi thủi 1 mình nên Vinh thường tự nghĩ ra trò chơi với chú chó.
Bà Nguyễn Thị Ba, 74 tuổi, quê Cần Thơ là người có thâm niên lâu nhất ở xóm ngụ cư này. Từ khi có con cái lên phụ trồng bí, bà thường ở nhà lo chuyện ăn uống chờ các con về.
Bà Nguyễn Thị Ba, 74 tuổi, quê Cần Thơ là người có thâm niên lâu nhất ở xóm ngụ cư này. Từ khi có con cái lên phụ trồng bí, bà thường ở nhà lo chuyện ăn uống chờ các con về.
Những ánh đèn yếu ớt phát ra từ bình ắc quy là nguồn sáng duy nhất dành cho mọi sinh hoạt của các hộ dân.
Những ánh đèn yếu ớt phát ra từ bình ắc quy là nguồn sáng duy nhất dành cho mọi sinh hoạt của các hộ dân.
Mỗi lần bình ắc quy hết điện, mọi người phải chạy xe cả chục km để xạc với giá 35.000 đồng để xài khoảng 1 tuần.
Mỗi lần bình ắc quy hết điện, mọi người phải chạy xe cả chục km để xạc với giá 35.000 đồng để xài khoảng 1 tuần.
Những lúc cần thiết như ăn cơm mới bật điện, chứ bình thường phải tiết kiệm để xài được lâu, anh Nguyễn Văn Trí, 50 tuổi tâm sự.
"Những lúc cần thiết như ăn cơm mới bật điện, chứ bình thường phải tiết kiệm để xài được lâu", anh Nguyễn Văn Trí, 50 tuổi tâm sự.
Đứng từ xa, chỉ nhìn thấy những đốm sáng như đom đóm phát ra từ những chòi lá của xóm ngụ cư.
Đứng từ xa, chỉ nhìn thấy những đốm sáng như đom đóm phát ra từ những chòi lá của xóm ngụ cư.
Vào buổi tối, những đứa trẻ thường tụ tập với nhau xem hoạt hình trên chiếc điện thoại được xem là hiện đại nhất xóm của anh Nghĩa.
Vào buổi tối, những đứa trẻ thường tụ tập với nhau xem hoạt hình trên chiếc điện thoại được xem là "hiện đại" nhất xóm của anh Nghĩa.
Người lớn thì ngồi uống với nhau chén trà, nói chuyện đôi chút trước khi ngủ.
Người lớn thì ngồi uống với nhau chén trà, nói chuyện đôi chút trước khi ngủ.
Mang tiếng ở thành phố, nhưng cuộc sống của những người dân suốt ngày chỉ biết vùi mình vào việc làm rẫy, chỉ mong có ít tiền dư đủ tiền xe về quê đón Tết cùng họ hàng.
Mang tiếng ở thành phố, nhưng cuộc sống của những người dân suốt ngày chỉ biết vùi mình vào việc làm rẫy, chỉ mong có ít tiền dư đủ tiền xe về quê đón Tết cùng họ hàng.

Nguyễn Quang