1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão

Đăng Đức Đại Dương Khánh Hồng

(Dân trí) - Sáng 14/11, các tỉnh thành Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng khẩn trương huy động các lực lượng cơ yếu như công an, quân đội giúp dân chống bão. Người dân cũng hối hả đối phó bão với tâm lý không chủ quan.

Tại xã biển Phong Hải, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, các đoạn bờ biển bị sạt lở từ các cơn bão trước đã được nhiều lực lượng đến đắp thêm hàng loạt bao cát chống sóng biển. Hơn 200 cán bộ, chiến sĩ đã sử dụng hơn 10.000 bao cát để gia cố nhiều đoạn đê, kè, bị xâm thực và hư hại. 

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 1
Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 2

Các lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền khẩn trương đưa các bao cát đến đắp ở bờ biển bị xâm thực

Ở TP Huế, công tác di dời dân ở các nhà tạm, nhà cấp 4 cũng được thực hiện xong vào 9h sáng nay.

Trong khi đó, ở huyện Quảng Điền vùng trũng ngập lụt nhiều ngày qua, chính quyền huyện đã vận động bà con các xã vùng biển Quảng Công, Quảng Ngạn chằng chống nhà cửa. Do nhà cửa bị nước lũ ngâm lâu ngày, nền đất và móng nhà người dân đã rệu rạo rất nguy hiểm khi bão đổ bộ, nên đã có hơn 1.300 hộ với 2.752 khẩu ở các vùng ven đầm phá, biển, sông được tiến hành di dời, sơ tán.

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 3

Ngư dân huyện Quảng Điền neo đậu thuyền bè ở các bến thuyền vẫn đang bị ngập trong nước lũ

Trực tiếp đến tận nhà các hộ dân, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, đây là cơn bão rất mạnh, diễn biến phức tạp, dự kiến vào đất liền sớm hơn dự báo trước đây nên người dân phải chấp hành các khuyến cáo của chính quyền địa phương chủ động sơ tán, chịu khó vất vả, bất tiện để đảm bảo an toàn cho tính mạng.

“Lực lượng công an phải bảo vệ tài sản người dân, bảo vệ an ninh trật tự để bà con yên tâm. Đồng thời, chính quyền bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho bà con tại nơi sơ tán. Khi nào thật sự an toàn mới để người dân trở về” – ông Thọ lưu ý.

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 4

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các lực lượng đắp đê chống biển

Hiện Thừa Thiên Huế đã di dời 19.671 hộ dân/65.890 khẩu đến nơi an toàn. Cũng do cơn bão sẽ vào nhanh, nên lãnh đạo tỉnh yêu cầu người dân từ 12h trưa nay không được ra khỏi nhà cho đến khi có thông báo mới. Cán bộ công chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước không được ra đường khi có gió lớn xảy ra (trừ các lực lượng làm nhiệm vụ và các trường hợp đặc biệt).

Sở Giáo dục và Đào tạo, Đại Học Huế, các cơ sở giáo dục cho học sinh, sinh viên nghỉ học đảm bảo an toàn trong ngày 14-15/11.

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 5
Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 6

Đoạn bờ biển xã Phong Hải bị sạt lở nghiêm trọng, điểm sạt lở nặng nhất chỉ còn cách nhà dân khoảng 15m đã được gia cố xong vào trưa nay (14/11)

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 7
Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 8

Quân đội và các lực lượng phụ giúp ngư dân đưa ghe thuyền lên bờ trú ẩn tại các rặng dương, phi lao ven biển

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 9

Công tác chuẩn bị phòng chống bão số 13 đang cơ bản hoàn tất tại Thừa Thiên Huế

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 10

Công an phường Phú Cát, TP Huế sơ tán dân gồm những người già, bệnh tật, neo đơn ở trong các nhà không kiên cố đến nơi an toàn trong sáng 14/11

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 11

Cán bộ công an, chính quyền đưa người dân đến các nơi cao ráo, kiên cố

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 12

Tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, trẻ em được đưa lên xe CSGT để di chuyển

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 13

Một số trẻ em cho biết đây là lần thứ 3 các cháu phải đi di tản trong năm nay.

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 14

Một người già không còn sức đi lại được cán bộ đến nhà cõng đi

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 15

Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế kế hoạch di dời 20.065 hộ ở 9 huyện, thị xã, thành phố với 67.793 khẩu.

Sáng 14/11, tại Đà Nẵng, công tác phòng chống bão cũng hết sức khẩn trương. Nhiều người dân hối hả chằng chống, gia cố nhà cửa. Các quán nhậu, cà phê cũng dọn dẹp bàn ghế, rạp che đề phòng gió bão thổi bay.

Ông Nguyễn Văn Hùng (trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cho biết, bão số 9 gia đình cũng đã chằng chống nhà cửa nhưng nay cũng cần gia cố lại. Vì vậy, sáng nay ông đã gọi con cháu tới giúp.

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 16

Những bao cát đã được chuyển lên mái nhà đề phòng gió bão đánh bay tốc mái

Hàng trăm tàu thuyền của ngư dân đã di chuyển vào Âu thuyền Thọ Quang để đảm bảo an toàn khi bão vào.

Chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể cũng đã đi đến từng nhà, vận động người dân sơ tán đến những nơi an toàn.

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 17
Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 18

Người dân chằng chống, gia cố nhà cửa

Trong sáng nay, Đà Nẵng đã bắt đầu có gió to; khu vực các tuyến đường gần biển, qua cầu Phước Thuận người đi xe máy gặp khó khăn khi di chuyển.

Trước đó, ngày 13/11, công điện của UBND TP Đà Nẵng yêu cầu người dân không ra khỏi nhà bắt đầu từ 12h ngày 14/11 cho đến khi có thông báo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố.

Yêu cầu UBND các quận, huyện triển khai ngay phương án sơ tán các hộ dân, sinh viên, công nhân sống trong các nhà trọ, nhà tạm, nhà không kiên cố, nhà khu vực ven biển, các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá, lũ quét, ngập lụt, nước biển dâng do bão đến nơi an toàn, bắt đầu từ chiều ngày 13/11 và chậm nhất đến 11h ngày 14/11 phải hoàn thành.

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 19

Nhân viên của Công ty công viên cây xanh cắt tỉa cây xanh trước khi bão vào

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 20
Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 21

Người dân tại khu vực Đông Trà, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn được di dời về trường tiểu học Lê Văn Hiến (ảnh Ngô Quang)

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 22

Hàng trăm tàu thuyền đã vào âu thuyền tránh bão.

Ngay từ sáng 14/11, người dân Quảng Trị đã khẩn trương chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền, thực hiện di dời người dân đến nơi kiên cố để tránh bão số 13.

Theo ghi nhận tại xã Gio Mai, huyện Gio Linh, người dân địa phương khẩn trương sử dụng bao cát, dùng dây thừng, thanh tre chằng chống nhà cửa để hạn chế thiệt hại trong trường hợp bão đổ bộ.

Quảng Trị chủ động di dời dân cư trước bão số 13

Chị Hà Thị Loan (thôn Mai Thị, xã Gio Mai) cho hay, nghe bão số 13 rất lớn nên lo lắng. Ngay trong sáng sớm, hai vợ chồng đã dùng bao cát đè lên mái tôn để tránh bị gió thổi làm lật mái.

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 23

Gia đình chị Loan dùng bao cát đè lên mái tôn để hạn chế gió thổi bay

Tại xã biển Gio Việt, nắm bắt thông tin về bão số 13 có khả năng đổ bộ vào Quảng Trị, ngư dân đã đưa tàu thuyền vào nơi an toàn, neo đậu chắc chắn để phòng tránh bão và gió lớn làm hư hỏng. Thị trấn Cửa Việt nằm sát cửa biển, nơi có số lượng tàu thuyền lớn nhất tại Quảng Trị. Hiện các tàu thuyền đã vào nơi tránh trú an toàn.

Quảng Trị có hơn 2.300 tàu cá với trên 7.000 ngư dân đã biết thông tin về bão số 13 để phòng tránh, vào chỗ neo đậu an toàn.

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 24

Bộ đội biên phòng giúp dân gia cố nhà cửa

Cũng trong sáng nay, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Triệu Vân (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) khẩn trương tham gia giúp dân chằng chống nhà cửa, di dời dân cư đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ.

Ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND xã Triệu An, huyện Triệu Phong cho biết, công tác di dân tại địa phương được triển khai từ rất sớm, dự kiến sẽ di dời 250 hộ, nhưng đến 10h30 đã di dời xong 210 hộ, với 415 nhân khẩu từ nhà không kiên cố qua nhà kiên cố, trụ sở.

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 25

Các cụ già được đưa đến nơi tránh bão.

“Chính quyền địa phương đã chuẩn bị giường chiếu và chăn màn, chuẩn bị đủ lương thực, thực phẩm, mì tôm, bánh, sữa, nước uống. Khi ổn định sẽ có các đoàn thể phụ nữ, mặt trận nấu cơm mang đến cho bà con”, ông Phương nói.

Chiều 13/11, UBND tỉnh Quảng Trị phát đi công điện khẩn yêu cầu, việc di dời dân phải hoàn thành trước 15h ngày 14/11; chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ nhu yếu phẩm tại các điểm di dời tập trung.

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 26

Trước đó, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Trị đã lên phương án sơ tán người dân để tránh bão số 13 và tình trạng ngập lụt và sạt lở đất trên địa bàn. 

Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 27
Vùng ven biển đã có gió to, người dân cấp tập chống bão - 28

Đến giữa trưa, công tác chằng chống nhà cửa đang được ngư dân thôn Phú Hội, xã Triệu Vân tiến hành

Cụ thể, trong trường hợp bão số 13 chỉ ảnh hưởng, không trực tiếp đổ bộ tỉnh Quảng Trị sẽ tiến hành di dời 6.355 hộ với gần 18.000 người; trường hợp bão trực tiếp đổ bộ sẽ di dời gần 25.000 hộ với trên 94.000 người dân để đảm bảo an toàn. 

Nếu có lũ vừa và lớn sẽ di dời hơn 8.500 hộ với gần 26.000 người; nếu có lũ đặc biệt lớn thì sẽ di dời hơn 15.000 hộ với gần 50.000 người ở 99/124 xã, phường, thị trấn. 

Tuyên truyền, khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà bắt đầu từ 18h ngày 14/11, đến khi có thông báo mới của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN cấp cơ sở.