1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Vùng dự kiến tâm bão tập trung toàn lực phòng chống

(Dân trí) - Tin từ huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) trưa nay, 18/8, thời tiết trong khu vực hiện tại có mưa nhỏ, gió Tây nam cấp 8, cấp 9. Huyện đang huy động toàn lực phòng chống cơn bão số 3, đang được dự báo là rất mạnh và khó lường.

Hải Phòng bắt đầu có sóng lớn, gió mạnh


Huy động lực lượng đưa thuyền của ngư dân lên bờ tại Bạch Long Vĩ.

Huy động lực lượng đưa thuyền của ngư dân lên bờ tại Bạch Long Vĩ.

Ông Đỗ Đức Hòa, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện cho biết, toàn huyện đang nỗ lực hoàn tất công tác phòng chống cơn bão số 3. Cụ thể, đến nay đã có 58 phương tiện với tổng số 297 người vào neo đậu trong âu Cảng.

Huyện cũng đã tuyên truyền vận động 20 phương tiện di chuyển vào đất liền tránh bãi. Hỗ trợ lực lượng, phương tiện đưa 4 thuyền nan (có 7 lao động) lên bờ tránh bão. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tuyên truyền, thông báo kịp thời diễn biến cơn bão số 3 để người dân chủ động phòng tránh. Đặc biệt tập trung chỉ đạo khối tàu thuyền neo đậu trong âu Cảng phải chằng chống để đảm bảo và vận động người dân lên bờ tránh bão an toàn.

Để đối phó với bão số 3, sáng nay 18/8, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã ra công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các quận huyện, thủ trưởng các cơ quan ban ngành. Trong đó yêu cầu Chủ tịch các UBND quận, huyện các cơ quan ban ngành bằng mọi biện pháp liên lạc thông báo cho các chủ phương tiện trên biển khẩn trương di chuyển về nơi trú an toàn. Di chuyển lồng bè nuôi thủy sản đến nơi an toàn kiểm đếm chặt chẽ các hoạt động của tàu thuyền thủy sản, tàu du lịch, tàu vận tải, không để người ở lại trên các phương tiện.

Vùng dự kiến tâm bão tập trung toàn lực phòng chống - 2


Chằng chống tàu thuyền tại âu cảng Bạch Long Vĩ.

Chằng chống tàu thuyền tại âu cảng Bạch Long Vĩ.


Sóng bắt đầu lớn tại Bạch Long Vĩ Bạch Long Vĩ

Sóng bắt đầu lớn tại Bạch Long Vĩ Bạch Long Vĩ

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP căn cứ vào thời điểm diễn biến của bão để chủ động đình chỉ hoạt động GTVT thủy nội địa, hoạt động vui chơi giải trí trên biển đảo. Chủ động các biện pháp phòng chống bão và ngập úng. Thực hiện các phương án sơ tán dân ở các khu vực ven sông ven biển, các khu nhà xung yếu, khu vực đồi núi có nguy cơ sạt lở. Tổ chức kiểm tra và thực hiện biện pháp an toàn đê điều và hồ đập, cầu cảng, bến cảng hệ thống điện, khu vực khoáng sản đặc biệt các công trình tại Cát Hải.

Ông Bùi Trung Nghĩa, Bí thư huyện Ủy Cát Hải (Hải Phòng) cho biết, đến 10 giờ sáng nay, tất cả các phương tiện vận tải lồng bè đều được di chuyển về nơi tránh trú an toàn. Riêng đoạn đê xung yếu trên đảo Cát Hải đang được tích cực gia cố.

Tin từ huyện đảo Cô Tô sáng nay cũng cho biết, hiện đã gọi toàn bộ hơn 300 tàu thuyền về đảo và vào nơi tránh trú an toàn. Toàn bộ khách du lịch đã rời đảo về đất liền từ trưa ngày 17/8.

Thái Bình, Nam Định khẩn trương phòng chống

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 19/8, cơn bão số 3 có thể đi sâu vào đất liền, khả năng cao hai tỉnh Thái Bình và Nam Định sẽ là tâm bão. Từ chiều nay 18/8 tại Nam Định có thể có mưa to đến rất to kèm theo dông; gió sẽ mạnh dần lên. Lượng mưa phổ biến từ 200 - 300mm.

Để tránh những thiệt hại như cơn bão số 1 vừa qua gây ra, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định và Thái Bình đã có công điện yêu cầu, các địa phương, đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 3 và tình hình mưa, lũ để chủ động ứng phó.

Các huyện, thành phố tập trung tiêu rút nước đệm, nhất là những vùng trũng thấp, chuẩn bị các phương tiện bơm điện, bơm dầu, tôn cao bờ vùng, bờ thửa để chủ động chống úng cho diện tích lúa mới cấy đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 1 và bảo vệ các vùng nuôi trồng thủy sản.


Cơn bão số 1 đã làm tỉnh Nam Định và Thái Bình thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Cơn bão số 1 đã làm tỉnh Nam Định và Thái Bình thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Tại Nam Định, các địa phương khẩn trương tổ chức kiểm tra hiện trạng, gia cố hệ thống đê điều và các công trình phòng, chống thiên tai; tăng cường tuần tra, canh gác, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, sẵn sàng xử lý các sự cố đê điều, nhất là tại 20 đoạn đê kè ở các huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Nghĩa Hưng và Ý Yên bị sụt, sập, hư hỏng trong cơn bão số 1.

Tại Thái Bình, các địa phương duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; theo dõi, kiểm đếm nắm bắt tình hình tàu thuyền trên biển, thông báo để các chủ phương tiện biết hướng đi, diễn biến của bão; kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh, trú an toàn; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lý các tình huống xấu.

Các địa phương phối hợp với Bộ đội Biên phòng khẩn trương thông tin cho các chủ phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển chủ động thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, tìm nơi tránh trú an toàn; quản lý chặt chẽ số lượng tàu thuyền, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

Tính đến 10h sáng ngày 17/8, tỉnh Thái Bình đã kêu gọi được 1.293 tàu, thuyền với 3.456 lao động khai thác thủy sản trên biển vào nơi trú ẩn an toàn.

Ninh Bình: Gửi công điện khẩn chỉ đạo ứng phó bão

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN Ninh Bình đã có công điện gửi các địa phương, yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền.

Công điện của Ban chỉ huy PCTT và TKCN Ninh Bình gửi Các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố yêu cầu triển khai:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; thông báo cho chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh, hoặc thoát ra khỏi, không đi vào khu vực nguy hiểm.

Kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tài thuyền; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình mưa lũ, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa để chủ động các biện pháp phòng tránh.

Tổ chức kiểm tra, rà soát tại những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng, sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó đảm bảo an toàn về người và tài sản; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xấu xả ra.

Người dân trên địa bàn huyện Kim Sơn gấp rút phòng chống, chuẩn bị ứng phó với bão
Người dân trên địa bàn huyện Kim Sơn gấp rút phòng chống, chuẩn bị ứng phó với bão

Chỉ đạo kiểm tra an toàn đập; vận hành cửa van; xả nước đón lũ để đảm bảo an toàn đập và vùng hạ lưu hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa đã đầy hoặc gần đầy nước. Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi diễn biến của ATNĐ, thường xuyên báo cáo tình hình về Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh.

Ghi nhận của PV Dân trí, đến thời điểm hiện tại tỉnh Ninh Bình chưa có gió lớn, mưa rải rác. Sáng cùng ngày (18/8), Ban chỉ huy PCTT và TKCN Ninh Bình đã triển khai lực lượng về các địa bàn để sẵn sàng, chủ động phòng chống bão.

Một số địa bàn như huyện ven biển Kim Sơn, huyện Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn... đang tích cực phòng chống, sẵn sàng ứng phó với bão. Tại huyện Kim Sơn, hầu hết các tàu thuyền của người dân đã vào nơi trú tránh bão an toàn, các chòi canh khu vực nuôi trồng thủy sản của người dân cũng đang được gấp rút chằng chống gió.

Dự kiến, đến cuối giờ chiều này, những người dân đang ở các chòi canh nuôi trồng thủy sản sẽ được yêu cầu vào vùng an toàn hết để tránh báo

Hải Sâm - Đức Văn - Thái Bá

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm