1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Vụ tàn sát rừng già: Sự thật không thể chối cãi!

(Dân trí) - Sau khi tiếp nhận những thông tin và hình ảnh phá rừng “động trời” mà Dân trí đăng tải, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Dương Ngọc Long đã dẫn đầu một đoàn công tác đến những nơi rừng già bị tàn phá, gấp rút chỉ đạo phương án cứu rừng.<br><a href='http://dantri.com.vn/event-2017/Lam-tac-tan-sat-rung-nghien-o-Thai-guyen.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Lâm tặc tàn sát rừng nghiến ở Thái Nguyên</b></a>

Hơn 30 lãnh đạo, cán bộ tỉnh, huyện vào rừng tìm sự thật

Sau khi tiếp nhận những thông tin và hình ảnh “động trời” mà báo Dân trí đăng tải về tình trạng tàn sát rừng già tại KBT Thần Sa Phượng Hoàng (Võ Nhai - Thái Nguyên), Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Dương Ngọc Long đã dẫn đầu một đoàn công tác đến tận những nơi rừng già bị tàn phá, gấp rút chỉ đạo phương án cứu rừng và xử lý sự việc.

Đúng 7h sáng ngày 21/7, tại phòng họp trụ sở UBND tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Dương Ngọc Long đã chủ trì cuộc họp nhanh với đại diện lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan. Ông Long đã đưa ra trước cuộc họp những hình ảnh về gỗ đại thụ trong rừng đặc dụng bị tàn sát như báo Dân trí phản ánh để bắt đầu vào rừng “mục sở thị” hiện trường.

Vụ tàn sát gỗ rừng già tại Thái Nguyên: Sự thật không thể chối cãi!
Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên Dương Ngọc Long dẫn đầu đoàn kiểm tra đi thị sát khu rừng bị "xẻ thịt" tại xã Sảng Mộc - Võ Nhai - Thái Nguyên ngày 21/7.

Vượt qua quãng đường 50 km, qua ngã 3 Nghinh Tường - Sảng Mộc, ông Dương Ngọc Long quyết định sẽ đi theo cung đường mà PV Dân trí đã từng qua để xâm nhập “bãi chiến trường” của lâm tặc trong rừng già. Chuyến đi bắt đầu bằng việc cuốc bộ từ chân núi Nà Leng. Hơn 30 người trong đoàn gồm lãnh đạo UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Công an tỉnh, bộ đội, UBND huyện Võ Nhai... vượt qua những đoạn núi dốc đứng, nơi còn hằn rõ những đường đi của gỗ.

Đoàn công tác băng qua nhiều đồi núi trong rừng đặc dụng Thần Sa Phượng Hoàng.

Đoàn công tác băng qua nhiều đồi núi trong rừng đặc dụng Thần Sa Phượng Hoàng.
Đoàn công tác đi kiểm tra tình trạng phá rừng trong rừng đặc dụng Thần Sa Phượng Hoàng.

Phải mất hơn 2 giờ đồng hồ, đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên mới lên đến đỉnh núi, nơi có hàng chục khúc gỗ, thanh gỗ lớn nhỏ đang nằm ngổn ngang. Ông Đặng Viết Thuần - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên - cho rằng đó không phải là gỗ nghiến mà là gỗ người dân khai thác để… làm nhà.

Đoàn tiếp tục đi vào địa bàn xã Sảng Mộc (Võ Nhai), tâm điểm rừng đang bị tàn phá. Ngay trước cửa rừng, nhiều con đường mòn đan xen nhau chạy thẳng vào rừng với la liệt những vết chân trâu kéo gỗ. Bên trục đường chính đoàn còn gặp một con trâu với khúc gỗ được mắc sẵn, chờ thời cơ kéo xuống núi. Đi theo một con đường trâu kéo gỗ lớn được chừng vài trăm mét, ông Dương Ngọc Long quyết định “mở rừng” lần theo dấu vết mà PV Dân trí từng thâm nhập để ghi nhận tình trạng gỗ đại thụ trong rừng bị “xẻ thịt”.

Leo vánh rừng được một đoạn khá ngắn, đoàn đã phát hiện dấu vết của những cuộc tàn phá rừng. Tuy nhiên, ông Đặng Viết Thuần và một số cán bộ kiểm lâm lại phản ứng rằng: “Gỗ nghiến ở đây đã bị chặt hạ từ hàng chục năm trước. Nếu phải xử lý trách nhiệm cán bộ thì phải xử… cán bộ đời trước” (!).

Lúc này, một số lãnh đạo tỉnh và cán bộ kiểm lâm bắt đầu tìm đường... đi ra. Đến quá trưa, khi đoàn quay trở ra, một số thành viên trong đoàn khẳng định không hề có chuyện gỗ đại thụ mới bị chặt trong rừng!

Sự thật không thể chối cãi!

Sau ít phút nghỉ ngơi tại một nhà dân ngay bìa rừng, trước tư liệu PV Dân trí cung cấp, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên quyết định sẽ tiếp tục vào rừng. Lần này đoàn theo một lối rẽ khác. Chỉ đi chừng 400 mét, đoàn đã được chứng kiến hình ảnh hàng loạt khúc gỗ lớn nhiều loại được vứt la liệt để lót đường cho trâu kéo gỗ. Vào sâu một chút, ngay bên tay phải đường mòn, nguyên dấu vết một cây nghiến bị lâm tặc “xẻ thịt” tan tành. Lúc này trong đoàn chỉ còn một vài tiếng nói yếu ớt phản ứng những thông tin Dân trí nêu.

Ai sẽ chịu trách nhiệm trong việc gỗ rừng bị lâm tặc xẻ thịt trong rừng già?.
Ai sẽ chịu trách nhiệm khi gỗ rừng "chảy máu"?

Ai sẽ chịu trách nhiệm trong việc gỗ rừng bị lâm tặc xẻ thịt trong rừng già?.
Lãnh đạo và cơ quan, ban, ngành tỉnh Thái Nguyên tận mắt chứng kiến cảnh gỗ đại thụ bị "xẻ thịt"
 
Tiến sâu vào trong, ngay sát hai bên đường mòn, những “xưởng cưa mini” đã hiện ra trước mắt. Chỉ đến khi đoàn dừng lại trước một “bãi chiến trường” với những gốc đại thụ vừa bị đốn hạ, bị cưa xẻ ngay tại gốc, còn nguyên những vết nhựa đỏ au, lúc này sự thật mới không thể bị chối cãi: Rừng vẫn đang “chảy máu”!
 
Một loạt câu hỏi được đặt ra: Sau công văn yêu cầu làm rõ và báo cáo sự việc do ông Đặng Viết Thuần ký ngày 12/7, lực lượng kiểm lâm đã đi kiểm tra tình trạng phá rừng hay chưa? Nếu đã kiểm tra, tại sao nhóm cán bộ kiểm lâm không dẫn đoàn đến những điểm cây đại thụ bị tàn phá mà lại “chống chế” rằng không có cây gỗ nào mới bị đốn hạ? Nếu lực lượng kiểm lâm chưa kiểm tra, phải chăng công văn chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên không có ý nghĩa thực thi?


PV Dân trí bên một cây gỗ đại thụ bị lâm tặc xẻ thịt.
PV Dân trí bên một cây gỗ đại thụ bị lâm tặc "xẻ thịt".

Những cây gỗ già bị chặt hạ không thương tiếc với dấu vết vẫn còn rất mới.
Những cây gỗ già bị chặt hạ không thương tiếc với dấu vết vẫn còn rất mới. Đoàn kiểm tra tỉnh Thái Nguyên chứng kiến những thân gỗ trên dưới trăm tuổi bị tàn sát

Những cây gỗ già bị chặt hạ không thương tiếc với dấu vết vẫn còn rất mới.
Nhiều điểm tập kết gỗ ngay dưới chân núi, nằm gần sát với Trạm Kiểm lâm Sảng Mộc (ảnh chụp chiều 21/7).

Hơn 16h chiều cùng ngày, đoàn kiểm tra ra khỏi rừng. Sau gần một ngày tận mắt chứng kiến sự việc, ông Dương Ngọc Long cho biết, đã lập tức yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan tham dự cuộc họp giao ban chính thức đầu tuần để bàn kế hoạch khắc phục hậu quả, nhanh chóng kiểm tra làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan. Đặc biệt là nhanh chóng làm rõ việc một số cán bộ kiểm lâm bảo vệ rừng có dấu hiệu tiếp tay cho lâm tặc tàn sát gỗ rừng, báo cáo về UBND tỉnh trong thời gian sớm nhất để có hình thức xử lý cụ thể. 

 “Hiện trạng rừng bị chặt phá như báoDân trí phản ánh là có thật”

Chiều 21/7, ngay tại bìa rừng trên địa phận xã Nghinh Tường (Võ Nhai), Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã triệu tập cuộc họp khẩn. Ông Dương Ngọc Long khẳng định: “Hiện trạng rừng già đang bị chặt phá như báoDân trí phản ánh là có thật. Có những nơi gỗ rất nhiều. Việc quản lý rừng của chúng ta có những nơi phải chấn chỉnh. Hiện nay, nếu việc đó không được chúng ta chặn đứng kịp thời sẽ rất phức tạp. Có thể là bị khai thác sớm hay khai thác muộn, nhưng khai thác gì, thời nào, cũng là trách nhiệm quản lý rừng của tỉnh”.

Ông Dương Ngọc Long chỉ đạo, phân công lực lượng kiểm lâm tăng cường lực lượng, kế hoạch tuần tra kiểm soát thường xuyên. Đặc biệt là những chỗ rừng đang có dấu hiệu bị phá cần tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát và xây dựng phương án cứu rừng.

Ông Long nói thêm, năm 2009, UBND tỉnh Thái Nguyên đã thành lập một đôi truy quét lâm tặc, qua đó cũng phát hiện rất nhiều gỗ rừng bị khai thác. Nhưng từ đó đến nay, việc khai thác mới là vẫn còn, vẫn có.

"Nội bộ lực lượng kiểm lâm cũng phải kiểm tra lại xem có sơ suất, khuyết điểm gì, xem có cán bộ kiểm lâm nào thông đồng với lâm tặc không. Nếu có phải xử lý thật nghiêm. Mục đích cao nhất của chúng ta bây giờ là nhanh chóng giữ rừng và cứu rừng" - ông Dương Ngọc Long khẳng định.


Quốc Đô - Anh Thế - Thành Vinh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm