Tường thấm - nhà “nguy kịch”
Sau mỗi mùa mưa phùn, ẩm ướt ở miền Bắc, không ít gia đình đã phải mất hàng tháng trời để tu sửa lại nơi ở của mình. Theo chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, việc thiếu kiến thức của gia chủ trong vấn đề thấm dột dẫn đến chất lượng công trình xuống cấp nghiêm trọng.
Khổ vì quan niệm sai về chống thấm
Điển hình là anh Lê Minh Tân (Đống Đa, Hà Nội) và vợ dọn vào nhà mới chưa đầy 1 năm đã phải dắt díu nhau về nhà ba mẹ ở để thuê thợ tu sửa lại do tường nhà bị thấm nghiêm trọng, xuất hiện mốc xanh, đen kèm theo nứt tường và sụt lún.
Đến lúc này, tìm hiểu nguyên nhân, người ta mới phát hiện: Trong quá trình thi công, anh đã bỏ qua bước chống thấm cho tường nhà vì đinh ninh rằng chống thấm tường không quan trọng.
Không riêng anh Lê Minh Tân, rất nhiều gia chủ cho rằng: “Thấm khi nào, chống khi đó” hoặc “Chỉ cần chống thấm ở những nơi thường xuyên ẩm ướt: nhà vệ sinh, bếp,…” . Tuy nhiên, những quan niệm này hoàn toàn không chính xác.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, thấm có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở mọi vị trí của căn nhà nếu không được chống thấm đúng cách và hiệu quả. Và vị trí bị thấm dột cao nhất chính là tường nhà.
Mùa mưa, độ ẩm cao, lượng mưa nhiều, việc thấm dột xảy ra nhanh đến chóng mặt. Còn khi thời tiết khô ráo hơi ẩm trong không khí len lõi theo các lỗ li ti trên tường, tích tụ và gây ra những tác hại nghiêm trọng đến cấu trúc công trình. Chính vì vậy, nếu không xử lý kịp thời, tình trạng thấm dột kéo dài mà không phụ thuộc vào việc thay đổi mùa.
Như tháng 2/2014 vừa qua, căn hộ của anh Phan Tuấn Long (Hà Đông – Hà Nội) đột nhiên xuất hiện một vết nứt dài trên tường. Nhờ chuyên gia đến “thăm khám”, anh mới ngã ngửa khi biết toàn bộ tường nhà đã thấm khoảng 6 tháng rồi và hơn 30% trụ sắt bên trong đã bị hoen rỉ.
Theo tính toán của các nhà thầu, không chỉ làm mất thẩm mỹ tường nhà, giảm tuổi thọ công trình, gây nguy hiểm cho người sử dụng mà thấm dột còn làm các gia chủ tốn kém chi phí từ 10 – 20% giá trị căn nhà.
Thấm: “bệnh” phức tạp nhất của công trình xây dựng
Không phải ngẫu nhiên mà thấm dột được mệnh danh là “bệnh” phức tạp nhất trong các “bệnh” của công trình xây dựng. Việc xuất hiện vết thấm ở một chỗ, nhưng nguồn thấm là một điểm khác hoặc thậm chí cả mảng tường đã bị thấm là chuyện không hiếm.
Nhà thầu Tống Văn Coi cho rằng cần "phòng" bệnh chống thấm ngay từ khi xây dựng sẽ cho hiệu quả tối ưu
Nhà thầu Tống Văn Coi (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Việc giải quyết sự cố thấm dột dù thực hiện tốt nhưng cũng chỉ là biện pháp tình thế. Do đó chống thấm hiệu quả nhất vẫn là phòng “bệnh”. Đề phòng ngay từ lúc thiết kế, từ lúc làm phần thô bằng một phương án chống thấm toàn diện, sử dụng chất chống thấm tường cho hiệu quả tối ưu cùng đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm”.
Giải pháp phòng “bệnh” hiệu quả
Tường nhà là nơi dễ bị thấm nhất nhưng lại là nơi dễ chống thấm nhất. Giải pháp đơn giản và được nhiều người sử dụng nhất hiện nay là dùng chất chống thấm. Chất chống thấm sẽ tạo một lớp màng liên kết ngăn nước xâm nhập bề mặt tường. Các liên kết càng bền chắc sẽ càng chịu được những tác nhân môi trường thay đổi bất thường và cho hiệu quả chống thấm càng cao,
Nhà thầu Nguyễn Khắc Nam (người chỉ tay) chia sẻ kinh nghiệm về sự khác biệt và hiệu quả đối với sản phẩm công nghệ chống thấm mới
Các chuyên gia cũng khuyến cáo thêm, trong quá trình sử dụng, để bề mặt tường được bảo vệ tốt hơn, gia chủ nên áp dụng thêm các biện pháp đơn giản dùng mái che che chắn hạn chế mưa tác động trực tiếp… Ngoài ra, gia chủ cũng lưu ý, tái chống thấm cho tường sau 3 – 5 năm sử dụng.
PV