1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Ninh Bình:

Trắng đêm căng mình canh lũ!

(Dân trí) - Đêm 11 rạng sáng 12/10, mực nước lũ trên sông Hoàng Long liên tục tăng cao, có nơi nước đã tràn qua đê. Khoảng hơn 20 vạn dân đã được lệnh sơ tán khẩn cấp. Tất cả các ngành chức năng tỉnh Ninh Bình đều phải thức trắng đêm, căng mình chống lũ.

Đêm 11, rạng sáng 12/10 lũ thượng nguồn đổ về kết hợp với nước sông Đáy và sông Hoàng Long dâng cao khiến lũ trên sông này dâng cao bất thường. Đây là đợt lũ đỉnh điểm xảy ra từ năm 1985 đến nay ở Ninh Bình. Tại Bến Đế khoảng 0h ngày 12/10 mực nước đo được là 5,30m nguy cơ vỡ đê là rất cao.
Đêm 11, rạng sáng 12/10 lũ thượng nguồn đổ về kết hợp với nước sông Đáy và sông Hoàng Long dâng cao khiến lũ trên sông này dâng cao bất thường. Đây là đợt lũ đỉnh điểm xảy ra từ năm 1985 đến nay ở Ninh Bình. Tại Bến Đế khoảng 0h ngày 12/10 mực nước đo được là 5,30m nguy cơ vỡ đê là rất cao.

Đoạn đê tả sông Hoàng Long đoạn qua xã Gia Sinh nước mấp mé đường đi, có đoạn tràn qua đường. Lực lượng chức năng tỉnh Ninh Bình đã phải điều máy xúc đắp bờ ngăn nước ngay trong đêm.
Đoạn đê tả sông Hoàng Long đoạn qua xã Gia Sinh nước mấp mé đường đi, có đoạn tràn qua đường. Lực lượng chức năng tỉnh Ninh Bình đã phải điều máy xúc đắp bờ ngăn nước ngay trong đêm.

Hàng nghìn người thuộc tất cả các lực lượng của tỉnh Ninh Bình đã được huy động tập trung về đập xả tràn Lạc Khoái để canh lũ. Lực lượng công an, quân đội, dân quân sau đó được điều động về các xã nằm trong vùng xả lũ để hỗ trợ người dân chuyển đồ đạc, sơ tán trước lệnh di dân khẩn cấp của tỉnh Ninh Bình lúc 18h ngày 11/10.
Hàng nghìn người thuộc tất cả các lực lượng của tỉnh Ninh Bình đã được huy động tập trung về đập xả tràn Lạc Khoái để canh lũ. Lực lượng công an, quân đội, dân quân sau đó được điều động về các xã nằm trong vùng xả lũ để hỗ trợ người dân chuyển đồ đạc, sơ tán trước lệnh di dân khẩn cấp của tỉnh Ninh Bình lúc 18h ngày 11/10.

Lúc 11h45 ngày 11/10, ông Đinh Văn Điến - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình (hàng đầu bên trái) sau khi đi kiểm tra toàn tuyến đã tổ chức cuộc họp khẩn, nghe báo cáo, chỉ đạo để có quyết định trước khi xả lũ qua đập tràn cứu đê Hoàng Long. Tuy nhiên, đây là quyết định được cân nhắc, vì vùng xả lũ đang có hơn 20 vạn dân sinh sống thuộc 12 xã của 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn.
Lúc 11h45 ngày 11/10, ông Đinh Văn Điến - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình (hàng đầu bên trái) sau khi đi kiểm tra toàn tuyến đã tổ chức cuộc họp khẩn, nghe báo cáo, chỉ đạo để có quyết định trước khi xả lũ qua đập tràn cứu đê Hoàng Long. Tuy nhiên, đây là quyết định được cân nhắc, vì vùng xả lũ đang có hơn 20 vạn dân sinh sống thuộc 12 xã của 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn.

Cuộc họp nóng diễn ra hơn 30 phút. Trong khi họp mực nước lũ liên tục được báo về máy điện thoại của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình. Người đứng đầu tỉnh Ninh Bình chỉ đạo trực tiếp các ngành chức năng chống lũ, đồng thời chọn ý kiến tham mưu phù hợp để có quyết sách đúng đắn trước khi có quyết định xả lũ.
Cuộc họp "nóng" diễn ra hơn 30 phút. Trong khi họp mực nước lũ liên tục được báo về máy điện thoại của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình. Người đứng đầu tỉnh Ninh Bình chỉ đạo trực tiếp các ngành chức năng chống lũ, đồng thời chọn ý kiến tham mưu phù hợp để có quyết sách đúng đắn trước khi có quyết định xả lũ.

Nhiều ngả đường trên đê Hoàng Long bị phong tỏa, lực lượng chức năng túc trực suốt đêm canh lũ. Các xe quân sự, công an, y tế... liên tục được điều động đến các điểm xung yếu. Nguy cơ vỡ đê xảy ra trong đêm, hàng vạn hộ dân của Ninh Bình sẽ bị chìm trong nước lũ do mực nước chênh giữa trong đê và ngoài đê là rất cao.
Nhiều ngả đường trên đê Hoàng Long bị phong tỏa, lực lượng chức năng túc trực suốt đêm canh lũ. Các xe quân sự, công an, y tế... liên tục được điều động đến các điểm xung yếu. Nguy cơ vỡ đê xảy ra trong đêm, hàng vạn hộ dân của Ninh Bình sẽ bị chìm trong nước lũ do mực nước chênh giữa trong đê và ngoài đê là rất cao.

Nhiều hộ dân sau khi chuyển đồ đạc trong nhà, sẵn sàng di dời khi có pháo lệnh cũng đứng ngồi không yên. Bởi khi quyết định xả tràn cứu đê nhiều hộ dân sẽ trắng tay. Có người dân gặp Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã khóc lóc không muốn điều bất thường xảy ra vì thời gian dài kiếm sống, giờ lũ vào coi như mất hết.
Nhiều hộ dân sau khi chuyển đồ đạc trong nhà, sẵn sàng di dời khi có pháo lệnh cũng đứng ngồi không yên. Bởi khi quyết định xả tràn cứu đê nhiều hộ dân sẽ trắng tay. Có người dân gặp Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã khóc lóc không muốn điều bất thường xảy ra vì thời gian dài kiếm sống, giờ lũ vào coi như mất hết.

Các địa phương liên tục tổ chức họp khẩn ngay trên đê để có phương án điều chỉnh, báo cáo về Ban chỉ huy. Cuộc họp diễn ra rất căng thẳng, nhiều người mệt nhoài sau nhiều giờ vật lộn với lũ nhưng vẫn cố gắng vì sự bình yên của nhân dân. Ông Đinh Văn Điến nêu rõ, nếu để xảy ra sơ suất, tất cả lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước dân, trước pháp luật, cao nhất là người đứng đầu tỉnh.
Các địa phương liên tục tổ chức họp khẩn ngay trên đê để có phương án điều chỉnh, báo cáo về Ban chỉ huy. Cuộc họp diễn ra rất căng thẳng, nhiều người mệt nhoài sau nhiều giờ vật lộn với lũ nhưng vẫn cố gắng vì sự bình yên của nhân dân. Ông Đinh Văn Điến nêu rõ, nếu để xảy ra sơ suất, tất cả lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước dân, trước pháp luật, cao nhất là người đứng đầu tỉnh.

Lực lượng quân đội chốt chặn trên đê canh nước lũ. Rạng sáng 12/11, mực nước lũ chỉ cách mặt đê hơn 30cm. Công tác chỉ đạo phòng chống lũ vẫn được thực hiện rất khẩn trương. Quân đội sẵn sàng bao tải, đất đá để đắp tuyến đê xung yếu. Lực lượng trực tại xả tràn Lạc Khoái nhìn mực nước từng giờ đồng hồ. Cả tỉnh Ninh Bình thức trắng đêm chống lũ.
Lực lượng quân đội chốt chặn trên đê canh nước lũ. Rạng sáng 12/11, mực nước lũ chỉ cách mặt đê hơn 30cm. Công tác chỉ đạo phòng chống lũ vẫn được thực hiện rất khẩn trương. Quân đội sẵn sàng bao tải, đất đá để đắp tuyến đê xung yếu. Lực lượng trực tại xả tràn Lạc Khoái nhìn mực nước từng giờ đồng hồ. Cả tỉnh Ninh Bình thức trắng đêm chống lũ.

Người dân, lực lượng chống lũ đều thấp thỏm lo âu. Nước lũ cứ dâng cao lòng người lại càng lo lắng, sinh mạng, tài sảng của hàng vạn dân đang bị đe dọa từng giờ, tất cả đều trông chờ vào mẹ thiên tai đừng gây thêm nhiều hiểm nguy.
Người dân, lực lượng chống lũ đều thấp thỏm lo âu. Nước lũ cứ dâng cao lòng người lại càng lo lắng, sinh mạng, tài sảng của hàng vạn dân đang bị đe dọa từng giờ, tất cả đều trông chờ vào "mẹ thiên tai" đừng gây thêm nhiều hiểm nguy.

Thức trắng đêm canh nước lũ tại đập Lạc Khoái - nơi quyết định sinh mạng của hàng nghìn hộ dân. Nước cao không xả lũ đập tràn sẽ vỡ đê Hoàng Long, nếu xả lũ 20 vạn dân sẽ chịu ảnh hưởng không hề nhỏ.
Thức trắng đêm canh nước lũ tại đập Lạc Khoái - nơi quyết định sinh mạng của hàng nghìn hộ dân. Nước cao không xả lũ đập tràn sẽ vỡ đê Hoàng Long, nếu xả lũ 20 vạn dân sẽ chịu ảnh hưởng không hề nhỏ.


Một phóng viên (áo mưa đen) có mặt tại đập tràn Lạc Khoái, ngồi cùng lực lượng chức năng canh diễn biến thiên tai. Sau một ngày theo lũ, ai cũng mệt nhoài, tranh thủ chợp mắt để có thể sẵn sàng chiến đấu khi lũ về.

Một phóng viên (áo mưa đen) có mặt tại đập tràn Lạc Khoái, ngồi cùng lực lượng chức năng canh diễn biến thiên tai. Sau một ngày "theo lũ", ai cũng mệt nhoài, tranh thủ chợp mắt để có thể sẵn sàng "chiến đấu" khi lũ về.

Thái Bá

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm