1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

TPHCM: Hối hả nhịp lao động xuyên Tết trên công trường chống ngập

(Dân trí) - Để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình chống ngập, anh em công nhân chia nhau làm xuyên tết với tinh thần ăn tết ngay tại công trường. Chỉ huy công trường cho hay: "Mọi người hiểu rằng, công trình hoàn thành sớm ngày nào thì người dân thành phố càng vui ngày ấy!".

Mùng 4 tết, PV Dân trí có mặt tại công trường thi công cống ngăn triều Mương Chuối (huyện Nhà Bè, TPHCM) - 1 trong 6 dự án cống chống ngập của TPHCM để ghi nhận không khí làm việc “xuyên Tết” tại đây.

Xuống tận các cọc khoan mới thấy được các công nhân thi công trong điều kiện hết sức khắc nghiệt. Thời tiết nắng nóng nhưng do đảm trách khâu hàn xì nên các anh phải che chắn thật kín, bảo vệ mắt, da và đường thở. Một cái khó nữa chính là địa hình trên mặt sông, ngoài đồ bảo hộ, toàn bộ công nhân còn phải khoát thêm áo phao. Nên mỗi lúc giải lao, các công nhân hàn xì “xả” bớt đồ bảo hộ là thấy “ướt như chuột lột”.

Công nhân “xuyên tết” trên công trình chống ngập

Từ trên xuống dưới như một “ninja”, anh Lê Thanh Hải (quê Nghệ An) mở mặt nạ hàn, kéo khẩu trang che miệng, quẹt mồ hôi trên trán chia sẻ: “Anh em cùng cảnh xa quê nên ở đây vui vẻ lắm, bao bọc lẫn nhau. Tết thì cũng muốn về nhà lắm chứ. Nhưng nếu mình về nhà thì người khác cũng phải làm thay, công việc không thể ngưng trệ. Nên thôi, mình chịu khó chút, mong cho công trình nhanh hoàn thành…”

Chịu trách nhiệm lái cẩu, anh Văn Công Bình (quê Long An) may mắn hơn các công nhân khác được nghỉ 30 và mùng 1 tết. “Mình may mắn nhà gần đây nên cũng tranh thủ về nhà hai hôm, mùng 2 mình lên lại rồi. Nhà gần nên về với gia đình nhưng cũng rất nhớ anh em, nhớ công trường. So với các anh em, mình được đón giao thừa cùng gia đình vậy là quá hạnh phúc”.

TPHCM: Hối hả nhịp lao động xuyên Tết trên công trường chống ngập - 1

Cống Mương Chuối, huyện Nhà Bè, TPHCM.
Đồ bảo hộ cần thiết của một công nhân hàn xì.
Đồ bảo hộ cần thiết của một công nhân hàn xì.
Công nhân trên sà lan bắt buộc mặt thêm áo phao.
Công nhân trên sà lan bắt buộc mặt thêm áo phao.
Công nhân hàn xì trên bờ không phải mặc áo phao kèm bảo hộ.
Công nhân hàn xì trên bờ không phải mặc áo phao kèm bảo hộ.
Một ngày 3 ca, 24/24 từ lúc công trình khởi công.
Một ngày 3 ca, 24/24 từ lúc công trình khởi công.

Đứng từ phía trên cầu dẫn công trình nối hai bờ sông Mương Chuối có thể cảm nhận sự rung chuyển khi các máy đóng cọc đang ép cọc xuống lòng sông. Một không khí làm việc hết sức khẩn trương diễn ra ngay trên các sà lan tải cẩu.

Ngày tết, số lượng công nhân làm việc chỉ còn hơn phân nửa, nên những người ở lại phải nỗ lực gấp đôi.
Ngày tết, số lượng công nhân làm việc chỉ còn hơn phân nửa, nên những người ở lại phải nỗ lực gấp đôi.
Công nhân miệt mài cho công trình kịp hoàn thành trước tiến độ.
Công nhân miệt mài cho công trình kịp hoàn thành trước tiến độ.
Tập trung cao độ và phối hợp khá nhịp nhàng.
Tập trung cao độ và phối hợp khá nhịp nhàng.

Chỉ tay về hướng công trình, anh Nguyễn Văn Tú, chỉ huy trưởng công trình cho biết: “Anh em ở đây khi vào công ty đều ý thức được tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt, ở công trình này ý thức trách nhiệm của anh em còn cao hơn nữa vì mọi người hiểu rằng công trình hoàn thành sớm ngày nào thì người dân thành phố càng vui ngày ấy. Thành phố cho công ty Trung Nam 36 tháng thi công nhưng tập thể công ty đã hứa sẽ cố gắng bàn giao trong 24 tháng. Mục tiêu của tập thể anh em là trước lễ 30/4/2018.”

Phút dí dỏm của công nhân trên công trường.
Phút dí dỏm của công nhân trên công trường.
Anh Nguyễn Văn Tú, chỉ huy trưởng công trình hiểu được tâm tư của anh em công nhân ngày tết xa quê nên luôn quan tâm sâu sát đời sống anh em công nhân.
Anh Nguyễn Văn Tú, chỉ huy trưởng công trình hiểu được tâm tư của anh em công nhân ngày tết xa quê nên luôn quan tâm sâu sát đời sống anh em công nhân.
Anh Phạm Văn Dũng, cán bộ kỹ thuật của tổng thầu cho biết: “Bất kể ngày tết hay ngày thường, anh em công nhân vẫn làm việc hết sức tập trung và chính xác. Những mối hàn này nếu chưa đạt chuẩn, đơn vị giám sát sẽ yêu cầu gia công lại.”
Anh Phạm Văn Dũng, cán bộ kỹ thuật của tổng thầu cho biết: “Bất kể ngày tết hay ngày thường, anh em công nhân vẫn làm việc hết sức tập trung và chính xác. Những mối hàn này nếu chưa đạt chuẩn, đơn vị giám sát sẽ yêu cầu gia công lại.”

Ý thức được tầm quan trọng của công trình, các công nhân tại đây một ngày cứ đều đặn 3 ca, cho dù là ngày tết.

Anh Phạm Văn Dũng, cán bộ kỹ thuật của tổng thầu Trung Nam cho biết: “Tết này cũng chưa căng đâu anh, tết năm sau chuẩn bị bàn giao công trình nên anh em sẽ phải chạy nước rút. Thời điểm đó, anh em sẽ phải vất vả hơn nhiều. Nói thật chứ, biết được tầm quan trọng của công trình, ngay từ những ngày đầu, anh em đã chuẩn bị tinh thần, biết là sẽ đón tết xa nhà, lên dây cót cho công trình trọng điểm…”

Anh Phạm Văn Dũng đang chăm sóc lại “gốc xuân” của công trình.
Anh Phạm Văn Dũng đang chăm sóc lại “gốc xuân” của công trình.
Nụ cười khá tươi của kỹ sư trắc địa.
Nụ cười khá tươi của kỹ sư trắc địa.
Anh Văn Công Bình chịu trách nhiệm lái cẩu.
Anh Văn Công Bình chịu trách nhiệm lái cẩu.
May mắn hơn các công nhân khác, tết này anh được đón giao thừa ở Long An với gia đình.
May mắn hơn các công nhân khác, tết này anh được đón giao thừa ở Long An với gia đình.
Mùng 2 tết, anh Bình lại quay lại công trường và bắt tay vào công việc.
Mùng 2 tết, anh Bình lại quay lại công trường và bắt tay vào công việc.

Không ra công trường, chị Nguyễn Thị Thúy Niềm (quê Nghệ An) đảm nhận vai trò nấu ăn cho anh em. Tết năm nay là cái tết đầu tiên xa nhà nên cũng có nhiều nỗi niềm của một cái tết xa quê. Trong công trình cũng có nhiều đồng hương Nghệ An nên bản thân chị cũng thấy an ủi phần nào.

Chị Niềm phụ trách nấu ăn cho anh em đang chăm sóc cho cây mai vàng được cán bộ quản lý tặng để chưng tết.
Chị Niềm phụ trách nấu ăn cho anh em đang chăm sóc cho cây mai vàng được cán bộ quản lý tặng để chưng tết.
Tuy đón xuân trên công trường nhưng các công nhân ở đây ý thức được ý nghĩa của công trình nên luôn nỗ lực tập trung để hoàn thành tiến độ.
Tuy đón xuân trên công trường nhưng các công nhân ở đây ý thức được ý nghĩa của công trình nên luôn nỗ lực tập trung để hoàn thành tiến độ.

Dự án có tổng cộng 6 cống lớn, 2 cống nhỏ, ngoài ra dọc 8 km kè còn có 25 cống nhỏ. Khi dự án vận hành, tổng công suất bơm là 96 m3/giây. Theo đại diện công ty Trung Nam, ban đầu cống Mương Chuối và Cây Khô (Nhà Bè) được nhà đầu tư đề xuất UBND TPHCM mở rộng bề ngang mặt cống và làm đường dẫn để sử dụng như 2 cây cầu để giải quyết vấn đề giao thông cho khu vực Bình Chánh và Nhà Bè. Nhưng hiện nay chỉ còn cống Cây Khô là khả thi, cống Mương Chuối bị vướng đường điện cao thế.

Theo đó, nếu cống Mương Chuối tận dụng làm cầu sau khi hoàn thành sẽ tiết kiệm được 150 tỉ đồng so với việc xây cầu mới. Với cống Cây Khô cũng giảm được 70 tỉ đồng so với xây cầu mới.

Phạm Nguyễn