1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Tôn vinh 5 “báu vật” của nền cổ nhạc Việt Nam

(Dân trí) - Tối 11/6, chương trình Vẻ đẹp Việt đã tôn vinh 5 “báu vật” sống của nền cổ nhạc VN - 5 nghệ nhân được coi là những cây cổ thụ của âm nhạc cổ truyền, những người hiếm hoi còn giữ được những làn điệu và kỹ thuật tinh hoa gần như đã thất truyền.

Chương trình nằm trong khuôn khổ Festival làng nghề 2009, diễn ra tại Điện Thái Hoà, Đại nội Huế.

 

5 “báu vật” sống tham gia biểu diễn trực tiếp trong chương trình, gồm: Nghệ nhân Trần Kích (86 tuổi), nổi tiếng với 7 loại nhạc cụ: kèn đại, kèn lỡ, nhị, nguyệt, tỳ bà, bầu, sáo cho cả Đại nhạc, Tiểu nhạc, nhạc Phật, và nhạc đệm cho Ca Huế.

 
Tôn vinh 5 “báu vật” của nền cổ nhạc Việt Nam - 1
Phần biểu diễn của hai nghệ nhân Trần Kích và Lữ Hữu Thi.
 
Cụ Lữ Hữu Thi (100 tuổi), là người cao tuổi nhất trong trong số các nghệ nhân còn lại của dàn nhạc cung đình triều Nguyễn. Trong nhiều loại nhạc cụ mà cụ chơi thuần thục (gồm nhị, tam, nguyệt, tỳ bà, địch, phách tiền, tam âm, trống bản) thì nổi nhất vẫn là đàn nhị và kèn bóp.

 

Nghệ nhân ca trù Phó Thị Kim Đức, danh ca cuối cùng của giáo phường Khâm Thiên và là giọng hát ca trù tinh hoa nhất Hà Nội đương thời, được xưng tụng là tiếng phách Trạng nguyên.
 
Tôn vinh 5 “báu vật” của nền cổ nhạc Việt Nam - 2
Cụ Minh Mẫn - một trong những người hiếm hoi hiện nay có thể ca Cổ bản cả lối sắp và lối dựng.

 

Nghệ nhân Ca Huế, cụ Minh Mẫn (84 tuổi), là bậc thầy trong làng Ca Huế hiện giờ.

 

Cụ Thanh Hương (85 tuổi), thuộc thế hệ kỳ cựu vẫn bảo lưu được những kỹ thuật cổ điển của Ca Huế trong giọng hát của mình.

 

 

Như Quỳnh