"Thương nhớ thời bao cấp" qua triển lãm tranh ở Hà Nội

(Dân trí) - Trong triển lãm "Thương nhớ thời bao cấp", hai hoạ sĩ Thành Phong và Hữu Khoa đưa người xem trở về quá khứ với những hình ảnh “cười ra nước mắt” khi nói về một thời gian khó của đất nước in sâu xong ký ức của nhiều người.


Thời bao cấp đối những người Việt giai đoạn cuối thế kỷ 20 là cả một miền ký ức nhiều màu sắc: Gian khó với miếng ăn, nhọc nhằn với cuộc sống nhưng không kém phần dí dỏm ở suy nghĩ và ấm áp bởi tình người. Triển lãm Thương nhớ thời bao cấp của hai hoạ sĩ Thành Phong và Hữu Khoa trong cuốn sách cùng tên giới thiệu về quãng thời gian chất chứa nhiều câu chuyện “cười ra nước mắt” một thời gian khó.

Thời bao cấp đối những người Việt giai đoạn cuối thế kỷ 20 là cả một miền ký ức nhiều màu sắc: Gian khó với miếng ăn, nhọc nhằn với cuộc sống nhưng không kém phần dí dỏm ở suy nghĩ và ấm áp bởi tình người. Triển lãm "Thương nhớ thời bao cấp" của hai hoạ sĩ Thành Phong và Hữu Khoa trong cuốn sách cùng tên giới thiệu về quãng thời gian chất chứa nhiều câu chuyện “cười ra nước mắt” một thời gian khó.


Mỗi bức vẽ là một sự hình ảnh hoá những câu cửa miệng, tục ngữ, thành ngữ, những câu ca vần vè, cho tới những biển hiện bán hàng, những khúc đồng dao… từng rất quen thuộc trong thời bao cấp.

Mỗi bức vẽ là một sự hình ảnh hoá những câu cửa miệng, tục ngữ, thành ngữ, những câu ca vần vè, cho tới những biển hiện bán hàng, những khúc đồng dao… từng rất quen thuộc trong thời bao cấp.


Thương nhớ thời bao cấp là một chuyến viễn du đưa độc giả trở lại một thời kỳ có một không hai trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XX, nơi tư duy phân phối bao cấp ăn sâu đến từng ngóc ngách nhỏ nhất của đời sống, với những đặc trưng không thể trộn lẫn.

"Thương nhớ thời bao cấp" là một chuyến viễn du đưa độc giả trở lại một thời kỳ có một không hai trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XX, nơi tư duy phân phối bao cấp ăn sâu đến từng ngóc ngách nhỏ nhất của đời sống, với những đặc trưng không thể trộn lẫn.


Dẫu biểu hiện trong những sáng tác dân gian ấy là một xã hội còn vô cùng khó khăn với những nhọc nhằn về những thứ nhu yếu phẩm không thể căn bản hơn nữa của cuộc sống thường nhật như cái khăn mặt, cái quần đùi, cuốn sổ gạo, cục gạch xếp hàng… ta vẫn thấy vượt hẳn lên trên là cái nhìn quan sát sâu sắc, điềm tĩnh đến kinh ngạc cùng thái độ phản biện hài hước và vui tươi.

Dẫu biểu hiện trong những sáng tác dân gian ấy là một xã hội còn vô cùng khó khăn với những nhọc nhằn về những thứ nhu yếu phẩm không thể căn bản hơn nữa của cuộc sống thường nhật như cái khăn mặt, cái quần đùi, cuốn sổ gạo, cục gạch xếp hàng… ta vẫn thấy vượt hẳn lên trên là cái nhìn quan sát sâu sắc, điềm tĩnh đến kinh ngạc cùng thái độ phản biện hài hước và vui tươi.

Những người đến với triển lãm đặc biệt này rất ấn tượng qua những nét vẽ chân thực và đầy tính trào phúng qua những câu vè đã in sâu với trong ký ức.
Những người đến với triển lãm đặc biệt này rất ấn tượng qua những nét vẽ chân thực và đầy tính trào phúng qua những câu vè đã in sâu với trong ký ức.

Vào một thời gian khó của đất nước, những câu vè độc đáo tái hiện được phần nào hình ảnh xã hội bao cấp.
Vào một thời gian khó của đất nước, những câu vè độc đáo tái hiện được phần nào hình ảnh xã hội bao cấp.

Hai hoạ si Thành Phong và Hữu Khoa đã tái hiện rất ấn tượng xã hội thời bao cấp với phong cách tranh cổ động, gần giống như tranh minh họa trong các cuốn sách cách đây nhiều năm.
Hai hoạ si Thành Phong và Hữu Khoa đã tái hiện rất ấn tượng xã hội thời bao cấp với phong cách tranh cổ động, gần giống như tranh minh họa trong các cuốn sách cách đây nhiều năm.

Những câu vè gợi nhớ lại cuộc sống thời bao cấp, khơi dậy nhiều kỷ niệm xa xôi về một thời đã qua trong ký ức của nhiều người.
Những câu vè gợi nhớ lại cuộc sống thời bao cấp, khơi dậy nhiều kỷ niệm xa xôi về một thời đã qua trong ký ức của nhiều người.
Với gần 30 bức tranh minh họa sinh động và hóm hỉnh, hai họa sĩ Thành Phong và Hữu Khoa đã đưa người xem nhiều lứa tuổi hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử của đất nước với nhiều dấu ấn không thể quên.
Với gần 30 bức tranh minh họa sinh động và hóm hỉnh, hai họa sĩ Thành Phong và Hữu Khoa đã đưa người xem nhiều lứa tuổi hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử của đất nước với nhiều dấu ấn không thể quên.

Xuân Ngọc