1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Thủ tướng khen Ninh Bình trắng đêm canh từng cm lũ, sáng suốt chưa xả tràn

(Dân trí) - Sáng 12/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có mặt tại Ninh Bình, thị sát tuyến đê sông Hoàng Long, chỉ đạo tỉnh Ninh Bình hộ đê vùng “rốn lũ” để đảm bảo an toàn cho hàng vạn người dân. Thủ tướng đánh giá cao toàn bộ lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cả đêm thức trắng canh lũ, quyết định sáng suốt không xả tràn để đảm bảo an toàn cho dân.

Cùng về Ninh Bình kiểm tra công tác phòng chống lụt bão với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn có Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương.

Tại đập tràn Khoái Lạc, xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn (Ninh Bình), Thủ tướng đã nghe Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình ông Đinh Văn Điến báo cáo về tình hình mực nước diễn biến trong những ngày qua tại đây.

Đây là “điểm nóng” của tỉnh Ninh Bình từ chiều 11/10, khi nước lũ trên sông Hoàng Long liên tục dâng cao bất thường kể từ năm 1985 đến nay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát đập tràn Lạc Khoái, xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) nghe lãnh đạo tỉnh Ninh Bình báo cáo mực nước lũ tại đây những ngày qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát đập tràn Lạc Khoái, xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) nghe lãnh đạo tỉnh Ninh Bình báo cáo mực nước lũ tại đây những ngày qua.

Chủ tịch tỉnh Ninh Bình cho biết, mực nước tại Bến Đế (Gia Viễn) thời điểm sáng 12/10 là 5,53 cao hơn 30cm so với mực nước trận lũ năm 1985 (5,23m).

Năm 1985 Ninh Bình đã xảy ra lũ lớn, gây vỡ đê khiến hàng nghìn hộ dân rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Đêm hôm qua (11/10) toàn bộ lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, HĐND, MTTQ, các Sở, ngành… Ninh Bình trực canh lũ 24/24. Tất cả các đơn vị đều thức trắng đêm không ngủ.

Ông Đinh Văn Điến cho biết thêm, đúng với quy định xả tràn (đã xin phép, nằm trong kế hoạch) thì mực nước ở Bến Đế lên đến 5,3m là đã phải xả tràn đập Lạc Khoái để cứu đê. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đã quyết định tiếp tục theo dõi diễn biến của mực nước, nâng mực xả tràn lên 5,6m để đảm bảo an toàn cho khoảng 20 vạn dân của 12 xã thuộc 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn.

Ca nô chở Thủ tướng đi thị sát đê Hoàng Long và vùng rốn lũ Ninh Bình
Ca nô chở Thủ tướng đi thị sát đê Hoàng Long và vùng "rốn lũ" Ninh Bình

Trước đó, để đảm bảo an toàn từ 18h ngày 11/10, tỉnh Ninh Bình đã phát lệnh di dân khẩn cấp. Tại các xã nằm trong vùng xả tràn, gần 100 chiến sĩ Công an và Quân đội thường xuyên túc trực để giúp người dân di dời đến nơi an toàn khi mở cửa xả tràn lũ ở đập Lạc Khoái.

Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh Ninh Bình báo cáo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo địa phương đã lên ca nô đi thị sát tuyến đê Hoàng Long, vào vùng “rốn lũ” của Ninh Bình.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Bình ngay tại đập tràn Lạc Khoái, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao công tác phòng chống lụt bão của tỉnh; càng đánh giá cao hơn khi toàn bộ lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cả đêm thức trắng canh lũ để đảm bảo an toàn cho dân.

Thủ tướng nhấn mạnh, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đã rất sáng suốt trong việc chọn thời điểm để tiến hành việc xả tràn. Nếu quyết định sai sót sẽ thiệt hại rất lớn, đến rất nhiều người. “Lãnh đạo Ninh Bình rất sáng suốt, kịp thời, tinh thần trách nhiệm cao, thức trắng đêm không ngủ để canh lũ, đáng được tuyên dương trong việc phòng chống lụt bão năm nay” – Thủ tướng nói.

Thủ tướng chỉ đạo lãnh đạo tỉnh Ninh Bình tiếp tục theo dõi diễn biến phúc tạp của mưa bão trong thời gian tới, không được chủ quan.
Thủ tướng chỉ đạo lãnh đạo tỉnh Ninh Bình tiếp tục theo dõi diễn biến phúc tạp của mưa bão trong thời gian tới, không được chủ quan.

Cũng theo Thủ tướng Chính phủ, đó là thành công lớn, là quyết sách an toàn cho dân. Thủ tướng cũng chỉ đạo lãnh đạo Ninh Bình, phải tiếp tục thường xuyên theo dõi diễn biến của mưa lũ. Nếu nước lũ tiếp tục lên nữa thì Ninh Bình phải xả lũ để cứu đê Hoàng Long, nếu để xảy ra vỡ đê hậu quả còn khôn lường hơn việc xả tràn.

“Mực nước lũ có xuống nhưng Ninh Bình không được chủ quan, tiếp tục trực từ nay đến hết tuần sau. Ngoài lãnh đạo tỉnh, lực lượng Công an, Quân đội, Biên phòng cũng phải túc trực ở đây hết. Nước rút đến đâu kiểm tra đê đến đó. Các điểm nước tràn qua để phải xử lý gấp, điểm xung yếu cũng phải được gia cố lại. Ninh Bình phải lấy việc vỡ đê ở Nông Cống (Thanh Hóa) những ngày trước làm bài học kinh nghiệm, không được chủ quan” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay, đêm qua Thủ tướng đã liên tục gọi điện về các điểm lũ, trong đó có Ninh Bình để chỉ đạo, động viên, khích lệ tinh thần các lực lượng.

Cuộc họp nhanh giữa Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo tỉnh Ninh Bình ngay tại đập tràn Lạc Khoái.
Cuộc họp nhanh giữa Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo tỉnh Ninh Bình ngay tại đập tràn Lạc Khoái.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trao đổi thêm, hiện cơn bão mới trên biển Đông đã xuất hiện, cơn bão này được đánh giá sẽ gây mưa lớn khi trùng với khí áp thấp. Vì thế tỉnh Ninh Bình đang là điểm nóng phải hết sức chú ý. Diện tích lúa ngập nước phải huy động bộ đội gặt giúp dân, còn diện tích hoa màu hư hại, ngay sau khi nước rút phải báo cáo nhanh để Bộ có phương án cung ứng giống cho người dân.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, bà Nguyễn Thị Thanh cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của Thủ tướng Chính phủ. Bí thư Ninh Bình hứa với Thủ tướng sẽ thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo. Tiếp tục tăng cường các lực lượng, canh lũ, canh đê từ nay đến tuần sau.

“Trách nhiệm chống lũ của địa phương đã được gắn trách nhiệm cho từng đồng chí lãnh đạo, để xảy ra sai sót nào thì người đó phải chịu trách nhiệm”, bà Thanh nói.

Thủ tướng khen Ninh Bình trắng đêm canh từng cm lũ, sáng suốt chưa xả tràn - 5
Mực nước lũ sông Hoàng Long trưa 12/10, nước đã giảm 4cm, tuy nhiên trời đã bắt đầu mưa trở lại.
Mực nước lũ sông Hoàng Long trưa 12/10, nước đã giảm 4cm, tuy nhiên trời đã bắt đầu mưa trở lại.

Thái Bá