1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Thanh Hoá: Sóng biển cao 2 - 3m khi bão đổ bộ

Bình Minh

(Dân trí) - Dù bão số 2 không phải cơn bão lớn, nhưng thời điểm bão đổ bộ vào đất liền trùng với thời gian thủy triều dâng nên nước biển dâng cao và sóng to...

Bão đổ bộ vào Thanh Hoá có gió khoảng cấp 6-7

Vào khoảng 12h40  ngày 2/8, bão số 2 bắt đầu đổ bộ vào vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa. 

Thanh Hoá: Sóng biển cao 2 - 3m khi bão đổ bộ - 1
Thanh Hoá: Sóng biển cao 2 - 3m khi bão đổ bộ - 2

Bão đổ bộ cùng lúc thuỷ triều lên nên sóng biển cao 

Dù không phải cơn bão lớn, nhưng thời điểm bão đổ bộ vào đất liền trùng với thời gian thủy triều dâng nên nước biển dâng và sóng to.
Theo ghi nhận của PV, dọc bờ biển các xã Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Thanh và Hoằng Phụ (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) sóng ập vào bờ cao 2 – 3 m.

Thanh Hoá: Sóng biển cao 2 - 3m khi bão đổ bộ - 3
Thanh Hoá: Sóng biển cao 2 - 3m khi bão đổ bộ - 4

Sóng biển gần ngập cầu cảng Hải Tiến (huyện Hoằng Hoá).

Nhiều khu vực neo đậu thuyền bè của ngư dân nước biển dâng cao khiến ngư dân phải tiếp tục kéo bè lên vị trí cao hơn, dù trước đó đã hoàn thành việc neo đậu.

Thanh Hoá: Sóng biển cao 2 - 3m khi bão đổ bộ - 5

Người dân vội vã kéo bè vào sâu hơn.


Đến khoảng gần 14h, bão đi qua khu vực ven biển, đi sâu vào đất liền. Tại Thanh Hoá, bắt đầu có mưa lớn.

Theo số liệu từ Chi cục Phát triển Nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tỉnh Thanh Hóa, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 5.000 hộ dân đang sinh sống trong vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Trong số đó có trên 700 hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao. Đáng nói hơn là có khoảng 1 nghìn hộ sinh sống dọc bờ sông và suối có nguy cơ sạt lở; hơn 2 nghìn hộ trong vùng nguy cơ sạt lở núi, đất và 1.300 hộ sinh sống trong vùng nguy cơ lũ quét.

Dự báo, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, điều này dễ dẫn đến lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt khu vực miền núi.

Tại công điện khẩn chỉ đạo ứng phó với bão số 2, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương, ngành chức năng, kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực ven sông, suối, bãi sông, hạ lưu hồ đập, vùng trũng thấp, khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Riêng khu vực ven biển, cửa sông phải rà soát và chuẩn bị sẵn sàng sơ tán dân theo phương án đã lập khi có lệnh.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm