Thận trọng khi đưa “cụ” rùa lên bờ
Dù các tranh cãi nguyên nhân 'cụ' rùa nổi và nguồn gốc tổn thương trên mai 'cụ' chưa được xác định rõ ràng, nhiều ý kiến cho rằng bây giờ chưa phải lúc tính đến chuyện đưa “cụ” ra khỏi Hồ Gươm để chữa trị.
Cũng thận trọng như vậy, Douglas Hendrie, cố vấn cao cấp, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV), cho rằng ông có thể ủng hộ khuyến nghị của PGS Hà Đình Đức cũng có thể không vì chưa tận thấy vết thương mới nhất trên cơ thể cụ: “Nếu vết thương nhẹ như thông báo cách đây vài tháng, tôi nghĩ không cần phải can thiệp gì. Nhưng nếu nghiêm trọng hơn thì cần theo dõi kỹ trước đã”.
Trước mắt, ông Thành đề nghị gắn chíp cho cụ để theo dõi sự vận động của cụ. Mặt khác, khi chữa trị, cần coicụ như một trong những động vật cực kì quý hiếm cần phải cứu hộ, vì cả thế giới chỉ còn bốn cá thể. “Nếu gắn yếu tố tâm linh vào là không thể làm được”, ông Thành còn khuyến cáo Sở Khoa học&Công nghệ, Sở Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn Hà Nội làm thủ tục đề nghị thành phố lập dự án theo dõi sức khỏe củacụ, đồng thời lên phương án cứu hộ, chứ không nên chỉ dừng ở việc xử lý rùa tai đỏ.
Cụ thể hơn, theo Douglas Hendrie, một khi đụng đến cụ rùa, phải làm sao không gây vết thương mới cho cụ. Đặc biệt, D.Hendrie lưu ý không nên nhốt cụ trong chuồng hoặc bể nuôi dù thời gian ngắn hay dài bao lâu trừ phi có bằng chứng chắc chắn các vết thương nghiêm trọng đến mức phải can thiệp.
“Việc cố tình nhốt cụ rùa trong chuồng hoặc bể, các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏecụ trong quá trình vây bắt, các can thiệp của con người lúccụ bị giam, và nguy cơ lây truyền dịch bệnh khi bị giữ, v.v…, cần được tính đến thay vì chỉ chú ý đến các nguy cơ bị cho là từ vết thương”- D. Hendrie cảnh báo.
Đồng tình với quan điểm này, Tim McCormack, điều phối viên Chương trình Rùa Châu Á (ATP) thuộc Vườn thú Cleveland Metroparks, bổ sung, việc bắt và nuôi nhốtcụ rùa không tránh khỏi việc con người dùng tay để di chuyển, làm sạch chỗ nuôi nhốt. Tất cả các hoạt động đó đòi hỏi phải đảm bảo không gây tổn hại đến tính mạng của cụ. Nhưng trong một môi trường phi tự nhiên của bể hoặc ao nuôi chắc chắn nhỏ hơn môi trường tự nhiên của hồ Hoàn Kiếm, các can thiệp đó có thể gây thêm stress chocụ rùa.
Hơn nữa, cụ còn bị tác động bởi chế độ ăn uống do con người áp đặt, bởi việc động chạm đến cụ, di chuyển cụ. Trong quá trình ấy, theo ông Thành, cụ có thể bị lây nhiễm ký sinh trùng có hại, thậm chí, bị truyền bệnh từ người.
Tránh phản ứng thái quá
Tim lưu ý hãy để Hồ Gươm là nơi lưu trú cuối cùng cho cụ rùa. Trường hợpcụ thực sự bệnh nặng mới phải can thiệp và, khi đó, cần mời các chuyên gia thú y dày dạn kinh nghiệm, các kỹ thuật viên chuyên bê vác động vật hoang dã, cụ thể là nhóm ở một vườn thú của Trung Quốc.
Trường hợp khác, ông Thành khuyên nên mời Vườn thú Hà Nội hoặc Thảo cầm viên Sài Gòn để chữa trị cho cụ vì hai đơn vị này có nhiều kinh nghiệm nuôi và điều trị rùa mai mềm. Các vườn thú lớn đang nuôi các loài rùa mai mềm lớn cũng nên được mời giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính như Vườn thú Singapore,Vườn thú Cologne (Đức) Vườn thú San Diego (Hoa Kỳ), v.v…
Ông Thành cho hay, ông có thể liên hệ với các vườn thú trên và “Tất nhiên, PGS.TS Hà Đình Đức nên chủ trì các hoạt động này”.
Sở KH&CN Hà Nội vừa thiết kế bộ lồng bắt rùa tai đỏ ở Hồ Gươm với cơ cấu gần như giống hệt cơ cấu được ông Nguyễn Đình Khôi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thương mại Hà Nội Khanh Anh Trang, đề xuất trước đó. Được biết, bẫy lồng này sẽ được thử nghiệm tại hồ Văn - Quốc Tử Giám, sau đó mới áp dụng ở hồ Hoàn Kiếm sau Tết Nguyên đán. |