Tết xa quê
Họ ở lại TP những mong vun vén cho tương lai con cái. 500 gia đình công nhân không có điều kiện về tết tham gia họp mặt thân mật với lãnh đạo TPHCM và Tổng LĐLĐ Việt Nam tối 14/1.
Với những gia đình công nhân, lao động nhập cư, áp lực từ điều kiện công việc, thu nhập, chi phí đi lại… khiến họ phải gác lại niềm vui sum họp ở quê nhà để đón tết tại các phòng trọ.
“Hy sinh đời bố”
Thế nhưng đồng lương công nhân, cộng với sự đắt đỏ ở đô thị, chắt chiu, tằn tiện lắm vợ chồng họ mới đủ trang trải tiền phòng trọ, tiền học, ăn uống cho cả gia đình. Đã vậy, suốt bốn tháng cuối năm, công ty thiếu đơn hàng, thành ra tổng thu nhập của anh chị tròm trèm khoảng 6 triệu đồng mỗi tháng chỉ vừa đủ lo bữa ăn sáng và tối cho cả nhà, bữa trưa cho hai đứa con.
Chính sự “thuận vợ thuận chồng” đã giúp vợ chồng anh Nhân quên đi những ngày tăng ca triền miên đến rã rời cơ thể. Và cái tết này, cả gia đình “hiếu học” lại cùng nhau đón tết ở phòng trọ để dằn túi lo cho hai cậu con trai. “Cũng muốn đưa hai đứa nhỏ về thăm ông bà lắm, nhưng hai cái tết rồi chưa một lần gia đình về quê. Con cái đang trong tuổi ăn tuổi học, phải dằn lòng lại thôi”. Như để trấn an hai đứa con ngồi bên, chị hồ hởi: “Cực nhọc cả năm rồi, tết cũng phải dành dụm chút đỉnh để lo cho gia đình mâm cỗ tết chứ. Mà nhất thiết phải có nồi thịt kho măng cho con cái ăn ba ngày tết rồi”.
Bánh chưng và nồi thịt đông
500 gia đình công nhân không có điều kiện về tết tham gia họp mặt thân mật với lãnh đạo TP.HCM và Tổng LĐLĐ Việt Nam tối 14-1. Tại buổi gặp mặt, LĐLĐ TP đã trao 500 phần quà và lì xì tết cho các gia đình.
Trong dịp tết Nhâm Thìn, LĐLĐ TP cùng công đoàn các cấp, các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đã tặng quà và vé xe về tết cho gần 392.000 công nhân, viên chức với tổng số tiền hơn 400 tỉ đồng. |
Đó là hai món chủ lực mà gia đình chị Đậu Thị Liên (quê Nghệ An), công nhân Công ty TNHH Tỷ Hùng (chuyên về giày da), đã lên thực đơn cho ba ngày tết sắp tới tại phòng trọ ở quận Bình Tân. Chị Liên nhớ lại: “Ba cái tết cùng chồng con sum vầy trong căn phòng trọ nhưng tết nào ông xã cũng chuẩn bị hai món ăn này để nhớ về quê nhà”. Chị bảo từ ngày có thêm đứa con, hai vợ chồng cùng chung tay nuôi con, thành thử tết nhất cũng mong đoàn tụ cùng gia đình nhưng vì gánh lo mưu sinh nên đành phải tập trung cho con trước. “Cũng tằn tiện lắm, đến tết gửi về cho gia đình bố mẹ hai bên mỗi nơi 500.000 đồng để lo tết cho em út ở quê”.
Tương tự, gia đình chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết (quê Quảng Nam) đã ba năm nay vợ chồng cùng hai đứa con chưa một lần về sum họp cùng ông bà. Thay vào đó hai vợ chồng cùng lo mâm cỗ cho các con có được không khí tết đầm ấm ở phòng trọ, tuy không đậm đà như hương vị quê nhà nhưng cũng vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
Đau đáu hơn, chị Nguyễn Thị Minh và anh Nguyễn Văn Thiềm (Hưng Yên), công nhân Công ty TNHH Legamex, đã hơn năm năm nay chưa một lần về quê đón tết. Với thâm niên hơn 20 năm làm công nhân, lẽ ra chỉ cần làm thêm vài ba năm nữa là có thể nghỉ hưu nhưng vì còn nặng gánh lo gia đình nên anh vẫn gắn bó với công việc. Chị Minh vợ anh cũng vậy, 17 năm làm công nhân nhưng khi hỏi đến chuyện sắm sửa ngày tết, chị cũng rất đắn đo: “Cũng như mọi năm, mua cho con bộ đồ mới và chuẩn bị bữa ăn ngon hơn ngày thường thôi chứ không có nhiều tiền để bày biện mời nhiều bạn bè được vì đồng lương công nhân còn eo hẹp lắm!”.
Mất việc, thả lưới kiếm tiền mua đồ tết cho con
Đó là tình cảnh khá éo le của gia đình chị Nguyễn Thị Kim Anh và anh Huỳnh Văn Phú ở huyện Củ Chi (TP.HCM) sau hơn một tháng mất việc vào thời điểm cái tết đang cận kề. Chị Anh bộc bạch: “Vợ chồng em làm việc tại Công ty TNHH Carimax Sài Gòn thế nhưng đùng một cái cuối năm công ty không có đơn hàng, lâm vào tình thế khó khăn, nên công ty lần lượt cho công nhân nghỉ việc. Con còn nhỏ, lại rơi vào thời điểm cuối năm rất khó xin việc. Vợ chồng em tính qua tết mới đi xin việc làm mới”. Không còn cách nào khác, anh Phú phải ngày ngày đi giăng lưới bắt cá kiếm tiền nuôi vợ con trong lúc khốn khó và cũng để có chút tiền mua quà tết cho con. “Cũng hên xui thôi, ngày nào gặp may thì kiếm được vài chục, trăm ngàn đưa vợ đi chợ” - anh Phú giãi bày. |
Theo Phong Điền
Pháp luật TPHCM