1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội

(Dân trí) - Xuân về, hoa đào còn đang nở đỏ thắm, nhằm ngày mùng 8 tháng Giêng (12/2) dân làng Thị Cấm (Xuân Phương, Hà Nội) lại mở hội thổi cơm thi giữa sân đình. Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống với tục kéo lửa đầy tính nguyên thủy.

Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội - 1

Tục kéo lửa thổi cơm bắt nguồn từ khi tướng Phan Công Tây Nhạc hành quân qua vùng đất Thị Cấm để dẹp giặc nhà Thục. Khi lương thực cạn kiệt, người dân nơi đây đã nấu cơm phục vụ quân binh đồng lòng chống giặc cùng tướng Phan Công Tây Nhạc. Trong ảnh là tục kéo lửa của người dân làng Thị Cấm.

Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội - 2

Chỉ với vài dụng cụ đơn sơ bằng tre và rơm, lửa được tạo theo cách cổ xưa.

Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội - 3

Phần kéo lửa là mở đầu đầu cho việc nấu cơm song lại là phần quan trọng nhất và mang tính biểu tượng của lễ hội truyền thống khi vẫn giữ cách lấy lửa kiểu người xưa.

Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội - 4

Với lòng yêu nước nồng nàn, dân làng Thị Cấm đáp ứng lời kêu gọi của tướng Phan Công Tây Nhạc, huy động toàn thể dân làng đi lấy nước, giã thóc, kéo lửa để thổi cơm phục vụ binh tướn đánh giặc.

Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội - 5

Tục thổi cơm thi trong lễ hội làng Thị Cấm cũng là tấm lòng dân dân làng tưởng nhớ đến công lao đánh giặc của Phan Công Tây Nhạc Đại Vương năm xưa. Trong ảnh là màn giã gạo để chuẩn bị thổi cơm.

Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội - 6

Trong lễ hội, dân làng chia thành 4 đội đại diện 4 giáp thi thổi cơm, trong đó mỗi phần lại được tính điểm riêng là: thi lấy nước; thi kéo lửa; thi thổi cơm.

Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội - 7

Mỗi đội có 10 thành viên làm các việc như đun nước, giã gạo, sàng sẩy... những việc này đều được làm thật nhanh và không có sai sót.

Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội - 8

Từ hạt thóc chuyển thành hạt gạo trắng tinh. Từ bùi nhùi, ống tre khô, giang, tre chuyển thành ngọn lửa cháy rực rực, các công đoạn chỉ diễn ra trong 10 phút.

Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội - 9

Sau khi cơm cạn, các đội lập tức mang ra ủ giấu kín trong các đống rơm rạ đang cháy cho đến khi cơm chín.

Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội - 10
Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội - 11

Khói lửa và trống chiêng từ hội làng Thị Cấm trong ngày đầu năm mới khiến cho không gian đậm đặc bản sắc văn hóa của một vùng quê xa xưa.

Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội - 12

Khi cơm gần chín các cụ lớn tuổi trong làng bắt đầu cầm gậy đi chọc vào từng nồi ở quanh sân đình, việc này được xem như kiểm tra trước khi cơm chín.

Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội - 13

Chính tay các cụ tự bê mâm mang nồi cơm vừa chín đưa vào đình chấm điểm.

Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội - 14

Các đội nấu cơm lúc này chuyển sang việc dọn dẹp thật nhanh sân đình để khi tan hội, đình làng lại sạch sẽ nghiêm trang như ngày thường.

Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội - 15

Tiêu chí chấm điểm là cơm chín dẻo, thơm ngon, không khê, nát, việc chấm điểm cũng chỉ là tượng trưng để khích lệ các đội thổi cơm sao cho thật khéo léo.

Video: Tạo lửa theo cách cổ xưa để nấu cơm thi ở Hà Nội

Hữu Nghị