1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Sử dụng điện thoại khi lái xe tăng nguy cơ TNGT gấp 4 lần

(Dân trí) - Có tới 82% sinh viên được khảo sát cho biết đã sử dụng điện thoại di động khi lái xe, hành vi này làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) gấp 4 lần so với trạng thái tập trung lái xe. Đây cũng là hành vi vi phạm an toàn giao thông phổ biến hiện nay.

Lực lượng CSGT và hàng nghìn sinh viên xuống đường diễu hành tuyên truyền về an toàn giao thông
Lực lượng CSGT và hàng nghìn sinh viên xuống đường diễu hành tuyên truyền về an toàn giao thông

Sáng 27/10, hơn 1.000 sinh viên trường Đại học Kinh tế TPHCM đã tham dự sự kiện diễu hành nhằm nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về việc không sử dụng điện thoại khi lái xe. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án Hành Trang An Toàn.

Dự án Hành trang An toàn do Quỹ UPS tài trợ, được tiến hành triển khai tại Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Dự án tiếp cận đối tượng thanh thiếu niên, những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lái xe mô-tô, xe gắn máy để nâng cao nhận thức của họ về những hành vi sao nhãng và mất tập trung khi lái xe, đồng thời nâng cao tỉ lệ đội mũ bảo hiểm ở trẻ em.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 1 người sử dụng điện thoại khi lái xe có thể tăng nguy cơ bị tai nạn giao thông gấp 4 lần, vì vậy với khẩu hiệu “Điện thoại hay lái xe? Chỉ một mà thôi!” - sự kiện tại trường Đại học Kinh tế TPHCM đã giành được sự cam kết của sinh viên và người tham dự về việc không sử dụng điện thoại khi lái xe, gần 150 đại biểu, sinh viên và tình nguyện viên của UPS tham gia diễu hành bằng xe máy vào cuối sự kiện.

Sinh viên ĐH Kinh tế TPHCM tuyên truyền về an toàn giao thông
Sinh viên ĐH Kinh tế TPHCM tuyên truyền về an toàn giao thông

Ông Uông Việt Dũng - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - cho hay: “Sử dụng điện thoại khi lái xe là một hành vi vi phạm an toàn giao thông phổ biến hiện nay. Nếu chúng ta không thực hiện ngay những giải pháp nhằm ngăn chặn triệt để thì tỷ lệ các vụ TNGT liên quan đến hành vi này sẽ tiếp tục tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Con số đáng báo động là 82% sinh viên được khảo sát ở 10 trường thuộc phạm vi dự án cho biết đã sử dụng điện thoại di động khi lái xe trong 6 tháng trước thời điểm khảo sát.”

Theo đại diện Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, vấn đề này không thể bị xem nhẹ vì chúng ta đã biết việc sử dụng điện thoại di động khi lái xe khiến nguy cơ xảy ra TNGT tăng gấp 4 so với trạng thái tập trung. Dự án Hành Trang An Toàn đã và đang triển khai các nội dung và hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là sinh viên các trường đại học về tác hại của việc sử dụng điện thoại khi lái xe; đồng thời dự án cũng hướng tới việc các bạn sinh viên tham gia dự án sẽ trở thành những đại sứ tích cực và hiệu quả trong việc tuyên truyền an toàn giao thông cho chính bạn bè và người thân của mình.

Trước đó, Quỹ AIP tiến hành khảo sát ban đầu với 1.543 sinh viên tại 10 trường đại học dự án ở TPHCM và Hà Nội để đánh giá tác động của các hành vi mất tập trung khi lái xe trên sinh viên Việt Nam. Kết quả của cuộc khảo sát này cho thấy chỉ có 46,6% sinh viên được khảo sát có kiến thức đúng về các hành vi mất tập trung khi lái xe. Hơn nữa, 71% sinh viên được khảo sát cho rằng các hành vi mất tập trung khi lái xe là bình thường, ít nguy hiểm hoặc thậm chí không gây nguy hiểm.


Sinh viên cam kết không sử dụng điện  thoại khi lái xe tham gia giao thông

Sinh viên cam kết không sử dụng điện thoại khi lái xe tham gia giao thông

Bà Mirjam Sidik - Giám đốc điều hành của Quỹ AIP - cho rằng: Chương trình tập trung vào việc cải thiện các hành vi mất tập trung khi lái xe của những người trẻ, thiếu kinh nghiệm điều khiển xe máy thông qua sự kết hợp các chương trình giáo dục an toàn giao thông tại trường và chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng. Chương trình cũng tăng cường ý thức đội mũ bảo hiểm cho trẻ em thông qua việc trao tặng mũ bảo hiểm đạt chuẩn và các hoạt động giáo dục.

Bạn Dương Mỹ Hảo - Đại sứ An toàn Giao thông và sinh viên của trường Đại học Kinh tế TPHCM - chia sẻ: Chúng ta phải vận dụng những hình thức sáng tạo và hấp dẫn để thay đổi hành vi của sinh viên trong việc sử dụng điện thoại khi lái xe. Không ai lường được hậu quả của việc sử dụng điện thoại khi lái xe nguy hiểm như thế nào, cho đến khi gặp phải tai nạn.

Châu Như Quỳnh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm