1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Ông Lê Kiên Thành: Điều cha tôi luôn muốn cắt nghĩa

Tôi thì luôn cho rằng, độc quyền kinh tế chỉ là một hiện tượng, chỉ là hệ quả của cơ cấu tổ chức xã hội mà chúng ta đang vận hành.

Xung quanh chủ đề chống độc quyền, tạo môi trường phát triển và cạnh tranh lành mạnh giữa các khu vực kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Tuần Việt Nam tiếp tục giới thiệu phần ba bài viết của ông Lê Kiên Thành, con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
 
Ông Lê Kiên Thành. Ảnh:
Ông Lê Kiên Thành. Ảnh: Minh Trí/ Một Thế giới
 
Như trong các phần trước tôi đã phân tích, nếu chỉ nói về chuyện độc quyền kinh tế thôi, thìĠchúng ta đã nói quá nhiều trong bao năm qua mà mọi thứ vẫn bộn bề.

 

Tôi thì luôn cho rằng, độc quyền kinh tế ţhỉ là một hiện tượng, chỉ là hệ quả của cơ cấu tổ chức xã hội mà chúng ta đang vận hành. Gốc rễ của vấn đề chính là tư duy độc quyền đã được chúng ta chấp nhận một cách hiển nhiên trong mọi mặt của đời sống này. Và chừng nào không thay đổi được gốc rễ đó,Ġchừng đó chúng ta sẽ vẫn cứ loay hoay…

 

Tình yêu và thói quen nguy hiểm

<œPAN style="LINE-HEIGHT: 115%; FONT-FAMILY: 'Times New Roman','serif'; FONT-SIZE: 12pt"> 

Thᷝi tôi còn đi học, tôi luôn được dạy rằng cái ưu việt nhất của CNXH là không có sự độc quyền, cái xấu xa nhất của CNTB là sự độc quyền. Chúng ta tưởng rằng xã hội chúng ta xây dựng là xã hội không có độc quyền. Thế nhưng đến thời điểm này, những khiếm khuyᶿt của một cung cách quản lý bộc lộ và thậm chí kéo theo những hệ lụy ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của xã hội, lại chính là tư duy độc quyền.

 

Đến mức, chúng ta “đến” với sự độc qŵyền một cách hiển nhiên, nhẹ nhàng, không cảm thấy áy náy, cũng không bị sự ràng buộc của pháp luật.

 

Độc quyền không ở đâu xa. Độc quyền xuất hiện từ những cái rất nhỏ bé thế trong đời sống của xã hội chúng ta.

Chúng ta “đến” với sự độc quyền một cách hiển nhiên, nhẹ nhàng, không cảm thấy áy náy, cũng không bị sự ràng buộc của pháp luật.
ļDIV> 
Đã từng có thời chúng ta độc quyền về cách thể hiện văn hóa,Ġấu trĩ đến mức cấm đoán cả việc thể hiện tình yêu, vì cho rằng tình yêu làm ủy mị con người.  Nhưng tình yêu, suy cho cùng, là khởi điểm của sự sống. Tình yêu vừa vĩ đại, vừa trong sáng, vừa ma mị, vừa của thiênĠnhiên, vừa thuộc về con người. Sinh con là việc bắt buộc để duy trì nòi giống. Nhưng để có thể kéo được hai con người đến được với nhau là phải nhờ tình yêu. Cuộc sống tinh vi, tinh vi ghê gớm ở chỗ đó.  Và nhữnŧ tồn tại mạnh mẽ, những tồn tại khiến cuộc sống thăng hoa và sáng tạo đều khởi nguồn từ tình yêu.

 

Tôi yêu vô cùng những bài hát nói về tình yêu của nước Nga. Trong suốt cuộc chiến tranŨ vệ quốc của họ, họ nói về tình yêu thoải mái, tự do và tràn ngập, không bị cấm đoán. Họ nói về đôi môi, về vóc dáng người yêu…Nếu ở Việt Nam, nói về cái đó, chúng ta bị gọi là xác thịt.  Nhưng đã nói đến tình yǪu, phải yêu một bờ vai, một làn môi, một ánh mắt nào đó, chứ không thể chỉ yêu một cái bóng. Thế mà tâm lý xã hội ta đã từng có thời phủ định những cái rất thật, rất cuộc sống đó.

 

Và tâmĠlý đó có khi còn thể hiện ở những tiêu chí về tổ chức.

 

Nếu anh không tham gia một tổ chức, anh không thể đảm nhận cương vị nọ kia.  Vì thế, cóĠnhững người có tài quản lý, có năng lực lãnh đạo nhưng sẽ không bao giờ phát huy, hoặc cống hiến được tài năng của họ cho xã hội. Những điều đó đang phản ánh rất rõ hình ảnh của xã hội hiện nay. Và chừng nào chúng ta còn những kiểu tư duy như thế, chừng đdz chúng ta không bao giờ có thể chống độc quyền, dù là độc quyền trong lĩnh vực kinh tế hay bất cứ lĩnh vực khác.

 

Cái mới hôm qua- cái cũ hôm nay

 

Thời mới bắt đầu cuộc cách mạng, Lenin có thể sử dụng cả những con người tư sản làm chức vụ cao trong Nhà nưᷛc. Ngay cả ở Việt Nam, Bác Hồ cũng thế.

 

Chức vụ Chính ủy ra đời trong Hồng quân Liên Xô vì rất nhiều nhà lãnh đạo quân sự không phải là đảng viên cộng sản. Những lãnh tụ cộng sản hiểu rằŮg, con người để điều binh khiển tướng, tiến hành cuộc chiến vẫn phải là nhà quân sự chuyên nghiệp, thế nên mới cần những nhà tư tưởng đứng bên cạnh họ.

 

Nói thế để thấy rằng thời điểm đó,Ġnhững ông tổ của tư tưởng mà chúng ta đi theo hoàn toàn không mang tư duy độc quyền. Sau này, Lenin có những chính sách kinh tế mới mang cả màu sắc của xã hội trước, sử dụng sự ưu việt của xã hội đó. Nghĩa là họ - những lãnh tụ cộng sản đã dám sáng tạo ngšy từ khởi điểm ban đầu của sự sáng tạo cách mạng, chứ không phải đợi đến mãi sau này, khi sự sáng tạo đó đã biến thành cũ kỹ.

 

Khi cái mới đã trở nên lạc hậu và bộc lộ nhiều nhược điểm Ŷà đòi hỏi buộc phải sáng tạo. Đó là điều mà lớp hậu sinh như tôi khâm phục họ: Những người vừa làm ra một cái mới, một cái mới hãy còn nóng hổi nhưng đã kịp thấy nó cũ và đã kịp thấy cái cần phải thay đổi.
 
Ông Lê Kiên Thành. Ảnh:
Độc quyền kinh tế chỉ là một hiện tượng, chỉ là hệ quả của cơ cấu tổ chức xã hội mà chúng ta đang vận hành. Ảnh minh họa

 

Cuộc sống và quy luật cái chung- cái riêng

 

Lúc còn sống, cha tôi luôn muốn cắt nghĩa: Cuộc sống là gì, tồn tại là gì? Vì suy cho cùng tất cả những gì chúng ta làm là để cho cuộc sống tốt lên, để cho tồn tại nó lâu dài hơn.  Cha tôi cho rằng suy cho cùng mỗi con người là một tồn tại, hai vợ chồng là một tồn tại, cả xã hội là một tồn tại.

 

Nhưng 03 là 01 và 01 cũng phải là 03: 01 con người - 02 vợ chồng - cả xã hội là một khốũ tồn tại thống nhất, nhưng cũng phải là 03 khối tồn tại độc lập trong cái khối thống nhất đó.

 

Và chúng ta sẽ phải tôn trọng từng cái sự tồn tại đó, phải nhấn mạnh được từng tồn tại đó, đ᷃ bảo vệ sự tồn tại chung, cũng như chúng ta không thể tách rời một tồn tại nào đó với cái khối tồn tại chung đó. Khi chúng ta đang nói đến tập thể, chúng ta phải nói theo cách đó: Muốn cái chung tồn tại, thì những cái riêng này buộc phải tồn tại.

 

Còn nếu anh xóa đi một trong những phần đó, nếu anh tìm cách o ép một trong những phần đó, thì tự anh đã xóa đi một sự tồn tại và cũng xóa luôn sự tồn tại của cái chung.  Không cần kiến thức cao siêu, chỉ cần hiểu cuộc sống là hiểu được quy luật này. Nếu không nói được liên kết cốt lõi này, thì không hiểu được cuộc sống.

 

Chúng ta nói tàũ sản này là của nhân dân. Nhưng người dân không hiểu điều đó nếu không được sở hữu nó. Khi chúng ta cổ phần hóa và chia cho người dân, họ sẽ hiểu ngay lập tức.  Một nhà máy hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước, do mộŴ số con người cụ thể điều hành, không nhân dân nào có thể hiểu đó là tài sản của mình.

&nbsŰ;

Người ta phải có quyền thật thì người ta mới cảm nhận được sự sở hữu của mình ở tài sản đó, mới bᶣo vệ, gây dựng tài sản đó bằng tài năng, mồ hôi lao động của mình.
 

Sẽ vô cùng biến dạng nếu một người nào đó chỉ nghĩ đến cá nhân người ta, một người nào đó chỉ nghĩ đến gia đình người ta, hay một nhóm người nào đó chỉ nghĩ đến quyền lợi của nhóm mình, và cho rằng mình sống văn minh hơn người khác. Điều đó là rất không đúng. Chúng ta tiếc thay lại đang chứa đựng những sự "biến dạng" đó trong xã hội mình.

 Quay lại câu chuyện độc quyền, một con người đang sống là đang.... độc quyền chính bản thân mình. Không ai có thể sống thay mình được. Nhưng con người này nếu không biếtĠtiến đến một cuộc sống gia đình, đẻ ra những đứa con của mình là bản thân họ đang kết thúc cuộc sống.

 

Đó là cách sống phi tự nhiên. Cuộc sống chỉ tiếp tục nếu anh kết hợp với một người kŨác, sinh ra những đứa con, có trách nhiệm với xã hội đó và nhận những quyền lợi từ mối liên kết này mang lại.

 

Sẽ vô cùng biến dạng nếu một người nào đó chỉ nghĩ đến cá nhân người ta, mộtĠngười nào đó chỉ nghĩ đến gia đình người ta, hay một nhóm người nào đó chỉ nghĩ đến quyền lợi của nhóm mình, và cho rằng mình sống văn minh hơn người khác. Điều đó là rất không đúng. Chúng ta tiếc thay lại đang chứa đựng những sự "biến dạng" đó trong xã hᷙi mình.

 

Độc quyền kinh tế chỉ là một khía cạnh của tư duy độc quyền, của khối tồn tại đang bị biến dạng đó và không thể tách rời khỏi những tồn tại khác. Nên cái cần sửa chữa không chỉ lǠ chuyện độc quyền trong kinh tế, mà là sửa chữa cả tư duy.

 

Còn bây giờ nếu chúng ta cứ nhìn ra một vài hiện tượng độc quyền lẻ tẻ và loay hoay tìm cách tháo gỡ nó, thì chúng ta sẽ giống Ůhư những người mải mê bắt sâu trên ngọn cây mà không biết rằng con sâu đã đục khoét cái cây đó từ gốc rễ.

 

Nếu dàn nhạc không có nhạc trưởng đại tài?

 

Tôi luôn nghĩ ông Karl Marx, ông Lenin nếu còn sống, với những con người trí tuệ như thế, lý luận của họ nhất định sẽ thay đổi. Nếu còn ųống, họ sẽ lãnh đạo xã hội theo một cách khác. Bởi trong lúc tăm tối nhất của xã hội, họ đã nghĩ ra những cái rất đúng về quy luật cuộc sống.

 

Thế thì nếu đang sống ở thời đại này, họ sẽ nhìn ra những cái khác.

 

Bất cứ thời điểm lịch sử ngặt nghèo nào cũng cần có những nhân tố đặc biệt, những cá Ůhân kiệt xuất có thể mang đến sự thay đổi. Cái xã hội Việt Nam cần bây giờ là những cá nhân như thế: Những người tìm ra được hướng đi mới, đủ sức mạnh, đủ can đảm tổ chức, sắp xếp lại xã hội theo hướng đi đó. Những người tạo ra hệ thống đó, rồi kiểm soát Ůó và phát triển nó, xử lý những yếu tố phát sinh trong hệ thống đó.
 

Không độc quyền về chân lý, không độc quyền về mục tiêu, về lợi ích, là bí quyết duy nhất cho sự sinh tồn của dân tộc. Và tôi mong dân tộc này sẽ chọn được con đường sáng suốt nhất để bước đi.

 Một dàn nhạc dù toàn nhạc công giỏi, nhưng không có nghĩa sẽ đánh được một bản giao hưởng hay nếu không có một người nhạc trưởng đại tàiĬ thổi hồn cho bản nhạc. Người nhạc sĩ viết ra bản nhạc hay đã đành, nhưng tạo ra sức sống cho toàn bộ bản nhạc đó phải là người nhạc trưởng, để thính giả cảm nhận được nốt này là lá rơi, nốt kia là gió thổi....

 

Có những người từng hỏi tôi về sự thay đổi của đất nước và thời điểm của sự thay đổi đó. Sự thay đổi đó có thể là ngày mai, có thể là 100 năm, 200 năm hoặc ... không bao giờ. Điều đó tùy thuộc vào ý chí, bản lĩnh và sự dũng cảm củaĠcả một dân tộc. Trong lịch sử từng có những hiện tượng có những dân tộc đã đi đến sự suy tàn, khi dân tộc không thể thay đổi để tiệm cận với cái mới mang ý nghĩa là cái tiên tiến, cái phát triển của thời đại.

 

Đã có những đế chế hùng mạnh, những nền văn minh rực rỡ trong lịch sử đã bị hủy diệt một cách ghê gớm. Những ví dụ đó chứng tỏ một điều nếu tổ chức xã hội không tốt, dân tộc có thể đi đến suy tàn.

 

Không độc quyền về chân lý, không độc quyền về mục tiêu, về lợi ích, là bí quyết duy nhất cho sự sinh tồn của dân tộc. Và tôi mong dân tộc này sẽ chọn được con đường sáng suốt nhất để bước đi.

 

Theo Tô Lan Hương

Vietnamnet

Dòng sự kiện: 35 năm Đổi Mới