1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

ĐBSCL:

Nước mặn “tấn công” các tỉnh miền Tây

(Dân trí) - Đầu tuần tháng 3, một số tỉnh ở ĐBSCL như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang,... xuất hiện tình trạng nước mặn lấn sâu vào nội đồng làm hàng nghìn hecta lúa bị ảnh hưởng.

Nước mặn xâm nhập trên diện rộng

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính của tình trạng hạn mặn lấn sâu vào nội đồng ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như hiện nay là do năm 2012 lũ nhỏ, nước ngọt từ thượng nguồn đổ về thấp dẫn đến mực nước ở các sông, rạch xuống thấp… Cộng với thời tiết nắng gay gắt nên nước mặn xuất hiện sớm và lấn sâu vào nội đồng, một số sông ngòi nước sông nhiễm mặn nặng nề.

Cụ thể tại tỉnh Sóc Trăng, từ đầu tháng 3, nước mặn lấn sâu vào nội đồng gây thiệt hại hàng nghìn hecta cây trồng, chủ yếu là cây lúa. Đáng lo ngại là dọc theo tuyến kênh Long Phú - Tiếp Nhật ở huyện Mỹ Xuyên, Long Phú và Trần Đề hiện có khoảng 20.000 ha lúa đang đứng trước nguy cơ giảm năng suất đáng kể vì nước mặn đe dọa.

Ông Quách Văn Nam, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng cho biết: “Hiện ngành nông nghiệp phối hợp với Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh theo dõi sát sao diễn biến tình trạng xâm nhập mặn và khô hạn để kịp thời thông tin đến nông dân. Tuy nhiên tính đến thời điểm này nước mặn đã làm mất trắng trên 600 ha và dự kiến đến cuối tháng ba con số này sẽ tăng lên 4.000 ha vì đa số các cánh đồng lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh".

Theo các chuyên gia nhận định nguyên nhân nước mặn xâm lấn sớm là do mùa lũ 2012 thấp,

Theo các chuyên gia nhận định nguyên nhân nước mặn xâm lấn sớm là do mùa lũ 2012 thấp, nước ngọt từ thượng nguồn đổ về thấp cộng với nắng nóng gay gắt.

Tại tỉnh Bạc Liêu, tại các cống ngăn mặn giữ ngọt ở các xã Phong Tân, Phong Thanh Đông A của huyện Giá Rai, nước mặn đã rò rỉ qua cửa van đập ngăn mặn, tràn vào các cánh đồng lúa.

Tại Bến Tre, trong mấy ngày qua, nước mặn tiếp tục xâm lấn và gây thiệt hại đến hàng ngàn hecta lúa. Tại Bình Đại, Ba Tri có hơn 1.100 ha lúa đang làm đòng, trổ bông bị vàng lá, chậm phát triển và hơn 300 ha lúa ở huyện Thạnh Phú bị mất trắng.

Chi nhiều tỉ đồng chống mặn

Ngày 8/3, Chi cục Thủy lợi Kiên Giang cho biết, 200km giáp biển Tây đang bị xâm nhập mặn tấn công ngày càng tăng, độ mặn cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Tại vùng tứ giác Long Xuyên, nước mặn từ cửa sông Rạch Giá theo kênh xáng Rạch Giá - Hà Tiên xâm nhập sâu vào nội đồng, nồng độ mặn đo được tại khu vực cách kênh xáng 10km lên đến 4‰. Tại vùng U Minh Thượng do hệ thống ngăn mặn chưa xây dựng nên vùng này bị mặn bao vây, xâm nhập mạnh từ sông Cái Lớn và Cái Bé…

Để đối phó với mặn xâm nhập đảm bảo sản xuất, ngành thủy lợi, tỉnh Kiên Giang đầu tư hơn 4,5 tỉ đồng đắp 95 đập ngăn mặn; nạo vét kênh mương nội đồng, vận động nhân dân tiết kiệm nước, duy tu sửa chữa các trạm bơm... Ngoài ra chính quyền địa phương ở Kiên Giang và An Giang đã cho đóng toàn bộ hệ thống 27 cống ngăn mặn vùng tứ giác Long Xuyên để ngăn mặn xâm nhập và giữ nước ngọt phục vụ sản xuất.

Hiện tại, nước mặn đã làm mất trắng hàng ngàn hecta lúa ở vùng ĐBSCL

Hiện tại, nước mặn đã làm mất trắng hàng ngàn hecta lúa ở vùng ĐBSCL

Nhằm tránh thiệt hại cho người trồng lúa, tỉnh Bạc Liêu cũng đang khẩn trương đắp hơn 30 đập ngăn mặn giữ ngọt tại các huyện Hông Dân, Giá Rai, Phước Long... đồng thời khuyến cáo nông dân gia cố lại ao hồ, bờ ruộng nhằm trữ nước ngọt, phòng nước mặn tràn vào. Tỉnh Trà Vinh chủ động ngăn mặn, tiếp ngọt, kết hợp ngăn triều cường tại các cống đầu mối Cần Chông (sông Hậu), Láng Thé (sông Cổ Chiên), hạn chế thấp nhất mặn xâm nhập.

Nguyễn Hành