1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

TPHCM:

Những kỷ vật gắn bó với cuộc đời cách mạng của Bác Hồ

(Dân trí) - Gần 20.000 hình ảnh, hiện vật về Bác Hồ trong thời chiến tranh đang được lưu giữ tại bảo tàng Hồ Chí Minh tại bến Nhà Rồng. Tất cả đều thể hiện tâm trí, hoài bão tình yêu quê hương, đất nước của Người.



Ngày 5/6/1911, Bác Hồ (lúc bấy giờ lấy tên là Văn Ba) đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn, ra đi tìm đường cứu nước. Để ghi nhớ, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hành trang của Người sau 30 năm đi khắp bốn biển năm châu đến khi trở về nước là một chiếc Va li nhỏ được làm bằng mây dài chưa quá 3 gang tay, bên trong đựng một ít đồ dùng, tài liệu và chiếc máy chữ, một vật dụng bất li thân của Người. Hình ảnh chiếc áo sờn vai, cái quần ka ki cũ, viên gạch dùng để chống chọi với mùa đông giá lạnh ở Paris cũng được lưu giữ lại.

Những bức ảnh của Bác trong thời kỳ kháng chiến
Những bức ảnh của Bác trong thời kỳ kháng chiến
Những bức ảnh của Bác trong thời kỳ kháng chiến

Ngoài ý nghĩa lịch sử, mỗi kỷ vật được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh còn là hiện thân của tình cảm và lòng kính yêu mà mỗi người con miền Nam dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Toàn bộ số tài liệu, hình ảnh, hiện vật về Bác mà Bảo tàng Hồ Chí Minh đang trưng bày lên tới con số gần 20 nghìn, với nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, tuyên truyền giáo dục về cuộc đời sự nghiệp của Bác.

Bộ trang phục giản dị của Bác Hồ
Bộ trang phục giản dị của Bác Hồ

Bến Nhà Rồng, nơi lưu giữ hàng chục ngàn bức ảnh, hiện vật về Bác
Bến Nhà Rồng, nơi lưu giữ hàng chục ngàn bức ảnh, hiện vật về Bác

Cuộc sống không tiện nghi, rất đơn sơ và giản dị, thiếu thốn mọi thứ. Khó khăn là vậy, nhưng tâm trí, hoài bão của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc không bao giờ nguội nhiệt tình cách mạng, tình yêu quê hương, đất nước. Vì ở Người luôn có một trái tim cháy bỏng luôn nung nấu ý chí và lòng quyết tâm tìm đường cứu nước. Người đã dâng hiến tuổi thanh xuân và cả cuộc đời mình cho dân tộc.

Ngọc Dung – Đình Văn