Những hình ảnh đầu tiên của cơn bão số 10

(Dân trí) - Từ 7h sáng nay, cơn bão lớn số 10 đã gây mưa rất lớn tại nhiều tỉnh miền Trung. Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng đang mưa lớn, gió thổi rất mạnh, đã có nhiều cây xanh gãy đổ.

 

 
Những hàng cây nghiêng rạp vì gió lớn (ảnh chụp trên đường Lê Lợi vào 9h30' sáng 30/9)

Những hàng cây nghiêng rạp vì gió lớn (ảnh chụp trên đường Lê Lợi vào 9h30' sáng 30/9)

Huế đang mưa lớn

Huế đang mưa lớn
 
Cây đổ sát Trung tâm Học liệu Huế

Cây đổ sát Trung tâm Học liệu Huế

Một cây lớn đổ trên đường Nguyễn Huệ

Một cây lớn đổ trên đường Nguyễn Huệ
1 xe máy bị cây đè trên đường Lê Lợi.

1 xe máy bị cây đè trên đường Lê Lợi.

Huế đang mưa lớn

Cầu đường bộ Đông Ba đang thi công gặp bão lớn, đơn vị phải huy động công nhân ra che chắn khẩn trong sáng nay.
 

Từ đêm qua đến sáng nay (30/9), toàn tỉnh Quảng Bình có mưa rất to, gió giật mạnh, người dân căng mình chống bão. Mưa lớn xóa trắng nhiều cánh đồng. Mực nước tại các sông trên địa bàn cũng đang có chiều hướng lên nhanh.

Nhiều đồng nuôi tôm bị xóa trắng
Nhiều đồng nuôi tôm bị xóa trắng

Buộc lại mái tôn phòng bão
Buộc lại mái tôn phòng bão
Các cây xăng đã đóng cửa.

Các cây xăng đã đóng cửa.
Các cây xăng đã đóng cửa.
Gia cố thuyền, bè cho chắc chắn để tránh hư hại.
Gia cố thuyền, bè cho chắc chắn để tránh hư hại.

Ghi nhận tại Quảng Bình trưa nay 30/9, bão số 10 đã gây mưa to và gió giật mạnh, quật ngã cây cối, tốc mái nhà,… Sáng sớm nay, ông Trần Văn Tuân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình và một số lãnh đạo tỉnh này cùng lãnh đạo UBND huyện Lệ Thủy đã có cuộc họp khẩn tại UBND xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy) để nghe báo cáo công di dời, ứng phó, đồng thời chỉ đạo triển khai những phương án đối phó trước diễn biến phức tạp của bão số 10.

Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc Nguyễn Thanh Thảo cho hay, hiện nay hầu hết người dân đã được chuyển đến nơi tránh trú bão an toàn, các phương tiện tàu thuyền cũng như nhà cửa của người dân đã được chằng chéo cẩn thận, lương thực, nước uống thuốc men dự trữ trong những ngày mưa bão cũng đã được bà con chuẩn bị tương đối đầy đủ.

Có mặt tại Trường Tiểu học Ngư Thủy Bắc sáng nay có hàng trăm người dân mang theo chăn màn, lương thực, thuốc men,… đến tránh trú bão. Cụ Phan Thị Chuẩn (85 tuổi) thôn Tân Hòa, lo lắng: “Tối qua đang nằm ngủ, bỗng nhiên nghe tiếng sập mạnh ở ngoài sân, mấy đứa cháu chạy ra thì thấy một cây lớn ở ngoài cửa gãy đỗ. Tá hỏa quá nên sáng sớm nay mấy bà cháu kéo nhau lên đây trú ẩn. Giờ ngồi ở đây chứ tâm trí cứ bất an lo lắng bão nó thổi nhà bay mất”.

Nhiều người dân ở xã Ngư Thủy Bắc đến trường học tránh bão
Nhiều người dân ở xã Ngư Thủy Bắc đến trường học tránh bão

Đầu giờ chiều nay, theo ghi nhận phóng viên, hiện nay nhiều tuyến đường liên xã đã bị cô lập, giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Lưu lượng xe khách, xe tải Bắc - Nam cũng đã tìm nơi tránh trú bão an toàn. Lực lượng CSGT tỉnh này cũng túc trực 24/24 ở những điểm xung yếu nhằm đảm bảo an toàn giao thông trong những ngày mưa bão.

Đầu giờ chiều nay, tin từ Ban Chỉ huy PCLB - TKCN tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện toàn tỉnh có hơn 6.100 hộ dân với gần 27.150 người cần phải sơ tán, di dời, trong đó, huyện miền núi Tuyên Hóa đông nhất với 2473 hộ/9571 người. Ở các địa phương khác trong tỉnh, công tác di dời dân vẫn đang được triển khai tích cực.

Nhiều người dân ở xã Ngư Thủy Bắc đến trường học tránh bão

Nhiều người dân ở xã Ngư Thủy Bắc đến trường học tránh bão
Nhiều người dân ở xã Ngư Thủy Bắc đến trường học tránh bão
Tại vùng biển xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đến 10h30' sáng 30/9, đã có 205 hộ dân với 646 khẩu tại các thôn xung yếu đã được di dời tới các vị trí trường học, trạm y tế xã và các nhà cao tầng kiên cố. Trước đó, 16 chủ hộ tại khu vực bến cá Cồn Gò nằm ở vực ngoài đê đã được di dời lên các vùng cao để trú bão. Trong sáng nay, gần 2.000 học sinh thuộc các cấp học Mần non, tiểu học và THCS cả xã đã được nghỉ học để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
 
Di dân lên vùng an toàn ở Hà Tĩnh
Di dân lên vùng an toàn ở Hà Tĩnh
 
 
Tính đến thời điểm 11h trưa nay, mưa lớn vẫn đang dội xuống địa bàn huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Tại xã miền biển Kỳ Khang, mưa lớn, gió đã giật mạnh trên cấp 6, 7. Những đợt sóng lớn đã bắt đầu tấn công bờ biển của xã này từ sáng sớm, buộc chính quyền xã phải cắt cử lực lượng an ninh cùng nhiều người dân túc trực tại một số điểm xung yếu của bờ biển xã này. Chính quyền xã đã kiên quyết cưỡng chế những hộ dân sống trong khu vực nguy hiểm đến nơi trú ẩn an toàn.

Chủ tịch xã Kỳ Khang Trần Văn Thi cho biết, hàng trăm hộ dân thuộc 2 thôn giáp biển theo lệnh của xã đã đến nơi trú ẩn. Việc chằng chéo, gia cố nhà cửa trong xã vẫn đang được triển khai. Trước đó, xã đã hoàn thành việc đưa hàng chục tàu thuyền đánh cá lên bờ để tránh bão đập gây chìm hoặc hư hỏng. Được biết, trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 10, sáng nay Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có mặt tại địa bàn huyện Kỳ Anh để chỉ đạo chỉ đạo công tác đối phó mưa bão tại địa phương này.
Những hình ảnh đầu tiên của cơn bão số 10

Hình ảnh những cơn sóng dữ tấn công công bờ biển Kỳ Anh do PV Dân trí vừa ghi lại

Tại Đà Nẵng, từ rạng sáng nay đã bắt đầu có gió mạnh kèm theo mưa lớn. Trên đường biển Hoàng Sa, người dân tích cực chặt tỉa những cành cây ven đường phòng tránh gãy đổ, chuẩn bị đón bão. Âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà) đã có rất đông tàu bè vào tránh trú bão an toàn. Khu vực đường lên cầu Thuận Phước được dự báo là đi lại sẽ rất khó khăn vì gió giật rất mạnh.

 

Trong mưa bão, tại khu vực đường biển Nguyễn Tất Thành và đường Hoàng Sa vẫn có hàng chục người đội mưa câu cá bất chấp nguy hiểm từ những đợt sóng mạnh vỗ vào bờ.

 

Tại khu vực chợ Hòa Khánh (quận Liên Chiểu) nhiều bà nội trợ đã mua thực phẩm dự trữ cho đợt mưa bão.
 
Đại Dương - Đức Tài - Phượng Vũ - Thế An


Đại Dương - Đức Tài - Phượng Vũ - Thế An - Văn Dũng