1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Ngày Nước thế giới 22/3:

Những giọt nước quý hơn… vàng

(Dân trí) - Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử đang khiến cho hàng trăm ngàn hộ dân ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Thời điểm này, với người dân vùng hạn, mặn, những giọt nước ngọt chính là những "giọt vàng".

Lần đầu tiên trong gần 1 thế kỷ qua, xâm nhập mặn tiến sâu vào tận trung tâm TP Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang…, cách bờ biển hơn 100 km. Vùng trọng điểm lúa, trái cây của cả nước nổi tiếng với nước ngọt quanh năm, cây trái bốn mùa giờ chịu ảnh hưởng khủng khiếp của hạn hán, xâm nhập mặn.

Hơn bao giờ hết, người dân phải tiết kiệm từng giọt tài nguyên nước ngọt để phục vụ cho sản xuất và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng nước ngọt, cây trái quanh năm giờ cũng bị hạn hán, xâm nhập mặn tấn công.
Vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng nước ngọt, cây trái quanh năm giờ cũng bị hạn hán, xâm nhập mặn "tấn công".

Tại tỉnh Bến Tre, nơi nước mặn xâm nhập hầu như toàn bộ diện tích của tỉnh gây thiệt hại nặng nề cho đồng lúa, vườn ây ăn trái, hoa màu và hàng chục ngàn hộ dân thiếu nước ngọt sử dụng. Theo thống kê sơ bộ có hơn 88.200 hộ dân với 353.000 người thiếu nước ngọt sử dụng, chủ yếu là hộ nghèo. Còn tại tỉnh Trà Vinh cũng có hàng chục ngàn hộ dân thiếu nước ngọt sử dụng do hạn hán, xâm nhập mặn. Hàng loạt cống trên địa bàn phải đóng lại để ngăn mặn, trữ nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Một số hình ảnh về những "giọt vàng" ở vùng hạn, mặn ĐBSCL:

Anh Nguyễn An Khương (ngụ xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) thức đêm chờ nước ngọt để bơm nước cứu lúa
Anh Nguyễn An Khương (ngụ xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) thức đêm chờ nước ngọt để bơm nước cứu lúa
Cống Láng Thé (Đại Phước, Càng Long, Trà Vinh) được đóng lại để ngăn mặn, trữ ngọt trong mùa hạn hán, xâm nhập mặn khủng khiếp
Cống Láng Thé (Đại Phước, Càng Long, Trà Vinh) được đóng lại để ngăn mặn, trữ ngọt trong mùa hạn hán, xâm nhập mặn khủng khiếp


Đồng ruộng nứt nẻ...

Đồng ruộng nứt nẻ...

Những giọt nước quý hơn… vàng - 5


Cây trồng khô héo vì thiếu nước ngọt.

Cây trồng khô héo vì thiếu nước ngọt.

Người dân huyện Bình Đại khoan giếng tầng nông ở giồng cát để lấy nước ngầm.
Người dân huyện Bình Đại khoan giếng tầng nông ở giồng cát để lấy nước ngầm.

Giếng nước tầng nông ở xã An Hòa Tây (Ba Tri, Bến Tre) bị cạn dần trong mùa hạn hán, xâm nhập mặn.
Giếng nước tầng nông ở xã An Hòa Tây (Ba Tri, Bến Tre) bị cạn dần trong mùa hạn hán, xâm nhập mặn.

Những giọt nước quý hơn… vàng - 9
Giếng "khổng lồ" ở xã An Hiệp (Ba Tri, Bến Tre) cạn trơ đáy, người dân phải tiếp tục đào sâu để lấy nước ngọt


Mua từng can nước ngọt.

Mua từng can nước ngọt.

Giếng cổ tại An Hòa Tây (Ba Tri, Bến Tre) giúp hàng trăm hộ dân xung quanh thoát cảnh khát trong mùa hạn hán, xâm nhập mặn
Giếng cổ tại An Hòa Tây (Ba Tri, Bến Tre) giúp hàng trăm hộ dân xung quanh thoát cảnh "khát" trong mùa hạn hán, xâm nhập mặn

Những giọt nước quý hơn… vàng - 12

Người dân Bến Tre dè xẻn từng giọt nước ngọt trung mùa hạn hán, xâm nhập mặn

Chiếc xe công nông ở huyện Bình Đại (Bến Tre) được lắp thêm bồn chứa để chuyển nước ngọt đi tiêu thụ.
Chiếc xe công nông ở huyện Bình Đại (Bến Tre) được lắp thêm bồn chứa để chuyển nước ngọt đi tiêu thụ.

Bà Nguyễn Thị Hưởn, 72 tuổi (ngụ xã Phú Hưng, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre)- người phụ nữ tốt bụng có giếng nước ngầm với nguồn nước dồi dào, sẵn lòng cho người dân được dùng nước miễn phí.
Bà Nguyễn Thị Hưởn, 72 tuổi (ngụ xã Phú Hưng, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre)- người phụ nữ tốt bụng có giếng nước ngầm với nguồn nước dồi dào, sẵn lòng cho người dân được dùng nước miễn phí.

Minh Giang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm