1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Những chính sách quan trọng nào có hiệu lực trong tháng 7?

(Dân trí) - Lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng; 3 trường hợp công chức được tuyển dụng không qua thi tuyển; Vé máy bay trong nước hạng phổ thông không quá 3,75 triệu đồng… là những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 7/2019.

Lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng

Từ ngày 1/7, Nghị định 38 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang chính thức có hiệu lực. Theo đó, cán bộ, công chức được hưởng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng, cao hơn so với thời điểm hiện tại 100.000 đồng

Kinh phí để tăng lương cơ sở sử dụngnguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên; Một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; Sử dụng 50% phần ngân sách nhà nước giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính…

Những chính sách quan trọng nào có hiệu lực trong tháng 7? - 1
Chính sách liên quan đến tiền lương có hiệu lực trong tháng 7

Lương hưu, trợ cấp bảo hiểu xã hội tăng 7,19%

Nghị định 44 về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng thángcó hiệu lực từ ngày 1/7. Theo đó, cán bộ, công chức, quân nhân, công an… tăng thêm 7,19% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.

Lương Đại tá gần 12 triệu đồng/tháng

Từ ngày 1/7, Thông tư 79 hướng dẫn thực hiện lương, phụ cấp quân hàm trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có hiệu lực. Theo cách tính lương mới, cấp bậc của sĩ quan quân đội được áp dụng như: Đại tá lương 11,92 triệu đồng/tháng; Thượng tá 10,877 triệu đồng/tháng; Trung tá: 6,6 triệu đồng/tháng…

Vé máy bay trong nước hạng phổ thông không quá 3,75 triệu đồng

Khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa được Bộ GTVT quy định tại Thông tư 17 và áp dụng từ ngày 1/7. Theo đó, giá vé hạng phổ thông (một chiều) đường bay có khoảng cách dưới 500km thuộc nhóm đường bay phát triển kinh tế xã hội là 1,6 triệu đồng, nhóm đường bay khác là 1,7 triệu đồng. 

Với đường bay có khoảng cách từ 500km - 850 km có giá tối đa 2,2 triệu đồng; Đường bay có khoảng cách từ 850 km - 1.000 km có giá tối đa 2,790 triệu đồng; Đường bay có khoảng cách từ 1.000 km - 1.280 km có giá tối đa 3,2 triệu đồng; Đường bay có khoảng cách từ 1.280km trở lên có giá tối đa 3,75 triệu đồng.

Dùng điện đánh bắt cá bị phạt 50 triệu đồng

Nghị định 42 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được áp dụng từ ngày 5/7. Theo đó, các đối tượng dùng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng.

Những chính sách quan trọng nào có hiệu lực trong tháng 7? - 2
Đánh bắt cá bằng điện có thể bị xử phạt lên đến 50 triệu đồng

Các đối tượng dùng kích điện hoặc dùng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản bị phạt từ 15 - 20 triệu đồng nếu tàu cá dưới 12m; Từ 20 - 30 triệu đồng nếu tàu cá từ 12 - 15m và từ 30 - 40 triệu đồng nếu tàu cá từ 15m trở lên. Dùng điện lưới để khai thác thủy sản mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt từ 40 - 50 triệu đồng.

Tuyển công chức trong trường hợp đặc biệt

Thông tư 03 sửa đổi, bổ sung quy định tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chứccó hiệu lực từ ngày 1/7. Nội dung thông tư nêu rõ 3 trừng hợp được tuyển dụng không qua thi tuyển.

Cụ thể, người có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có ít nhất 5 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học; Đã là cán bộ, công chức cấp huyện trở lên được điều động, luân chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập; lực lượng vũ trang, cơ yếu; tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp… Là công chức cấp phòng trở lên, được tiếp nhận để bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý.

Ngoài ra, Thông tư này cũng quy định, viên chức chỉ cần đạt từ 50 điểm trở lên với mỗi bài thi trong kỳ thi nâng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thì được coi là trúng tuyển (trước đây là 55 điểm).

Quang Phong