TPHCM:
Nhộn nhịp thị trường tiễn ông Táo về trời
(Dân trí) - Ngày 23 tháng chạp, không khí mua sắm lễ vật tiễn đưa ông Táo về trời diễn ra tấp nập tại các chợ, cửa hàng vàng mã và khắp các nẻo đường.
Hoa vạn thọ được chuộng nhất trong lễ tiễn ông Táo
Đối với cộng đồng người Hoa sinh sống tại TPHCM, lễ vật tiễn ông Táo không dùng cá chép vì họ cho rằng loại cá này tanh nên chỉ dùng mía làm thang. Người Việt sống gần khu vực này cũng không dùng cá tươi. Thay vào đó, họ mua cá chép hồng bằng đường với giá từ 10.000-20.000 đồng.
Cần Thơ: Lặng lẽ ngày ông Táo về trời
Không sôi động, nhộn nhịp như Hà Nội hay TPHCM, ngày đưa ông Táo về chầu trời (23/12 âm lịch) ở Cần Thơ khá lặng lẽ.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, ở Cần Thơ không có những cảnh tấp nập mua cá chép cho ông Táo cưỡi về trời. Dạo một vòng các chợ trong nội ô Cần Thơ hầu như không thấy người dân bán loại cá này. “Có lẽ khác với miền Bắc có cá chép để ông Táo cưỡi, còn miền Tây cho ông Táo đi bộ”- một chị bán cá ở chợ Cái Khế nói vui.
Trong khi đó, một số cửa hàng bán hoa cũng khá lặng lẽ người mua, mặc dù ngày 23/12 (âm lịch) trùng ngày thứ 7. Theo PV quan sát nhận thấy, nhiều cửa hàng vẫn còn tồn khá nhiều hoa giành cho ngày cúng ông Táo. Một số loại mặt hàng mua cho ông Táo khác như vàng mã, trái cây… cũng khá trầm lắng. Một cửa hàng bán hoa khá lặng lẽ trên đường Trần Văn Khéo.
Một số nhà dân ở trên các tuyến đường của Cần Thơ cũng không thấy họ bày cúng đưa ông Táo, nếu có cũng chỉ khá đơn giản với nhành hoa, bát nước…
Cũng theo PV ghi nhận thì ở miền Tây, thông thường ở những vùng quê sâu nông thôn thì ngày đưa ông Táo, người dân hay nấu chè rồi lấy bếp lò (nấu bằng củi) mang ra ngoài trời để cúng. Đại diện chủ gia đình (thường là phụ nữ) đốt nhan khấn vái cầu ông Táo về trời bình an và nhờ ông Táo xin “ông Trời” mang phước lành, sự sung túc cho năm mới.
Huỳnh Hải |