1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Nhiều kiến nghị và giải pháp về đập Xayaburi

(Dân trí) - WWF tiếp tục đưa ra những lý do nhằm ủng hộ việc hoãn xây dựng đập Xayaburi trên dòng chảy chính hạ lưu sông Mekong trong vòng 10 năm tới . Các nhà khoa học Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cũng đã gửi đến MRC các ý kiến đề xuất giải pháp.

Trước nhiều bằng chứng về rủi ro đối với đa dạng sinh học, thủy sản và sinh kế của hàng triệu người dân tại lưu vực sông Mekong, Ban Liên Chính phủ của Ủy ban sông Mekong (MRC) đã quyết định chuyển dự án xây dựng đập Xayaburi tại Lào lên tới cấp Bộ sau khi xem xét những quan ngại đưa ra bởi Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. 

Một nghiên cứu, được ủy nhiệm bởi WWF (Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên), về dự án đập Xayabury đã chỉ ra rằng bản Đánh giá tác động môi trường và nghiên cứu khả thi đối với dự án đề xuất này là hoàn toàn không phù hợp và không đạt tiêu chuẩn quốc tế. Những thay đổi trong dòng chảy, trầm tích và chất dinh dưỡng cần phải được nghiên cứu thêm.

Nhiều kiến nghị và giải pháp về đập Xayaburi - 1
WWF đã cảnh báo cá tra khổng lồ cũng như một số loài các khác trên sông Mekong có thể bị tuyệt chủng nếu dòng chảy trên sông bị biến đổi do các đập thủy điện trên dòng chính. (Ảnh: Internet)

“Bất kỳ một quyết định nào được đưa ra cũng sẽ ảnh hưởng tới nhiều thế hệ tiếp theo - tiến sỹ Jian-hua Meng, Chuyên gia Thủy điện bền vững của WWF nhận định - Chính phủ các nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đều cho rằng vẫn còn những thiếu sót trong việc tìm hiểu những tác động tiềm ẩn của con đập”.

Năm 2008, các chuyên gia của tổ chức này đã có một cuộc họp tại Viêng-chăn để xem xét tác động của những con đập xây dựng trên dòng chảy chính đối với các loài cá di cư và đi đến kết luận rằng: các biện pháp hiện có nhằm giải quyết đường di cư cho cá hồi được sử dụng tại châu Âu và Bắc Mỹ sẽ không thể phù hợp với mật độ đa dạng và sự di cư của các loài cá trên dòng chảy chính của Mekong. WWF tin rằng không thể lấy dòng Mekong làm trường hợp thử nghiệm đối với các giải pháp đường đi cho cá.

WWF ủng hộ việc hoãn xây dựng đập, trong đó có đập Xayaburi, trên dòng chảy chính hạ lưu sông Mekong trong vòng 10 năm tới nhằm đảm bảo tất cả các tác động của việc xây dựng và vận hành đập được đánh giá một cách toàn diện. Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu hiện nay,  WWF khuyến khích thực thi các dự án thủy điện bền vững trên một vài phụ lưu lựa chọn. 

Các nhà khoa học Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cũng đã gửi đến MRC các ý kiến đề xuất giải pháp: Một là, đối với vấn đề năng lượng, hiện đã có nhiều giải pháp thay thế bền vững và có thể đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế và năng lượng trong hạ lưu vực sông Mekong thay vì phát triển thủy điện trên dòng sông chính Mekong. Chính phủ Việt Nam có thể kêu gọi các đối tác phát triển quốc tế cùng giúp Lào phát triển kinh tế, xã hội và tìm các giải pháp năng lượng thay thế.

Hai là, Lào có nhiều tiềm năng thủy điện trên các chỉ lưu để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế quốc gia, ít gây tác động tới môi trường xuyên biên giới thay cho phát triển thủy điện trên dòng sông chính. Việt Nam đã và sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ và  giúp nước bạn Lào đang tham gia xây dựng nhiều thủy điện trên dòng nhanh Mekong.
 
Ba là, tiến hành nghiên cứu bổ sung theo khuyến nghị của báo cáo đánh giá Đánh gia môi trường chiến lược của Ủy ban Hội sông Mekong (SEA).

Bốn, Chính phủ nên giao các cơ quan chức năng tiến hành ngay các nghiên cứu đánh giá tác động toàn diện của hệ thống 12 công trình đập thủy điện đối với Đồng bằng sông Cửu Long. Xem xét, phân tích lợi ích đa chiều vấn đề nhập khẩu điện từ các công trình dòng chính sông Mekong trong chiến lượng năng lượng để có điểu chỉnh phù hợp nhất...

P. Thanh