PhotoStory

Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo

Thực hiện: Hoàng Lam

(Dân trí) - Trước lúc hy sinh, Tổng Bí thư Lê Hồng Phong nhắn lại: "... nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng, tới phút cuối cùng Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng".

Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 1

Từ ngày 28/8-6/9, tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) diễn ra triển lãm "Người cộng sản Lê Hồng Phong và những năm tháng nơi địa ngục trần gian Côn Đảo". Triển lãm do Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo phối hợp Ban Quản lý Di tích Nghệ An tổ chức, nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh và 80 năm ngày mất Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902-2022) - người cộng sản kiên trung, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 2

Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong có tên khai sinh là Lê Huy Doãn. Ông sinh ngày 6/9/1902 trong một gia đình nhà nho tại làng Đông, tổng Thông Lãng, nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Truyền thống yêu nước được hun đúc từ dòng họ, gia đình và quê hương, ông sớm tham gia cách mạng. Năm 1935, tại Đại hội I của Đảng, Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương. 

Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 3
Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 4

Ngày 22/6/1939, đồng chí Lê Hồng Phong sa vào tay giặc và bị Tòa tiểu hình Sài Gòn kết án 6 tháng tù. Ngày 23/12/1939, đồng chí được thả nhưng bị trục xuất khỏi Nam Kỳ, áp giải về Nghệ An.

Triển lãm trưng bày nhiều hình ảnh, tư liệu quý về quá trình hoạt động cách mạng của cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong qua nhiều thời kỳ.

Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 5

Đầu năm 1940, để hạn chế hoạt động và ảnh hưởng của Lê Hồng Phong, Tòa án Pháp kết tội đồng chí "hoạt động lật đổ" và dẫn độ về Sài Gòn. Ngày 22/10/1940, Tòa thượng thẩm Sài Gòn kết án Lê Hồng Phong 5 năm tù, mất quyền công dân và chính trị. Cuối năm 1940, sau một thời gian giam giữ ở Sài Gòn, chính quyền thực dân đày Lê Hồng Phong ra nhà tù Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay). 

Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 6
Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 7
Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 8

Nhà tù Côn Đảo được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1862, dùng để giam giữ tù nhân chính trị, tử tù. Nơi đây được mệnh danh là "địa ngục trần gian" bởi các hình thức tra tấn khủng khiếp nhất mà chính quyền thực dân, tay sai, đế quốc... dành cho những người yêu nước. 

Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 9

Thực dân Pháp giam Tổng Bí thư Lê Hồng Phong ở xà lim số 5 (bagne 2) là khu biệt giam dành cho các chính trị phạm. Đây là khoảng thời gian Tổng Bí thư Lê Hồng Phong vừa phải chiến đấu với bệnh tật, vừa cùng các đồng chí của mình kiên trì đấu tranh với các âm mưu hiểm độc của kẻ thù. Thất bại trong việc tìm cách kết án tử hình Lê Hồng Phong ở Sài Gòn, trùm thực dân Pháp ở Nam Kỳ đã chỉ thị cho tay chân tại Côn Đảo thực thi một chế độ lao động khổ sai vô cùng hà khắc, tra tấn hết sức dã man...

Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 10

Cầu Ma Thiên Lãnh do thực dân Pháp xây dựng năm 1930. Để xây dựng cầu này, bọn cai ngục bắt tù nhân vác đá lên đèo ông Đụng để xây cầu bắc qua suối cạn. Chỉ riêng việc xây dựng 2 mố cầu đã có hơn 350 người ngã xuống. 

Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 11
Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 12

Bọn cai ngục sử dụng những đòn tra tấn dã man, tàn bạo nhất nhằm khuất phục ý chí đấu tranh của hàng nghìn người yêu nước. Trong suốt 113 năm tồn tại của "địa ngục trần gian", đã có trên 20 nghìn người mãi mãi nằm lại ở hòn đảo này, trong đó có cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. 

Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 13

Khu chuồng cọp được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1940. Đây là nơi biệt giam khắc nghiệt nhất. Tù nhân bị giam trong căn phòng 5m2, nằm trên nền xi măng và bị cùm chân, thường xuyên bị tra tấn. Những ngón đòn dã man, tàn bạo nhất không thể khuất phục được ý chí đấu tranh của những người cộng sản, không thể buộc họ rời bỏ lý tưởng của mình. Hình ảnh người cộng sản kiên trung Lê Hồng Phong điềm nhiên bưng bát cơm ăn trong khi bị cai ngục đánh đập dã man, máu chảy ròng ròng đã trở thành biểu không gì có thể khuất phục được lòng yêu nước và một lòng chiến đấu vì lý tưởng cách mạng của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, cùng những người đồng chí, đồng đội của mình giữa chốn lao tù.

Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 14

Chế độ cầm tù tàn bạo của chế độ thực dân và tay sai đã làm Lê Hồng Phong bị kiết lỵ nặng. Rắp tâm giết hại Lê Hồng Phong, chúng không phát thuốc chữa bệnh, không cho thầy thuốc điều trị, ngăn cấm và tịch thu thuốc anh em tù chính trị gửi vào. Trưa ngày 6/9/1942, đúng ngày sinh nhật của mình, Tổng Bí thư Lê Hồng Phong đã trút hơi thở cuối cùng trong xà lim số 5 (bagne 2). Trước lúc hy sinh, Lê Hồng Phong nhắn lại: "Xin chào tất cả các đồng chí, nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng, tới phút cuối cùng Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng". Trong ảnh là khu mộ của cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong được xây dựng những ngày đầu sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 15
Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 16

Bất chấp những ngón đòn tra tấn dã man nhất của địch, những tù nhân bị giam cầm ở Côn Đảo vẫn giương cao ngọn lửa đấu tranh, giữ vững khí tiết của người cộng sản. Ảnh trái là cuộc đấu tranh mổ bụng của nữ tù trại 5 nhà tù Côn Đảo năm 1969.

Tối 30/4/1975, sau khi nghe thông tin giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, những tù nhân ở Côn Đảo đã vùng lên, tự giải phóng mình khỏi sự giam cầm. Rạng sáng ngày 1/5/1975, Côn Đảo hoàn toàn được giải phóng. Ảnh bên phải: Đoàn nữ tù chiến thắng Côn Đảo. 

Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 17

Câu thơ viết bằng máu trên vách tường trại biệt lập khu Chuồng Bò của một chiến sĩ cách mạng: "Máu ta quý cả hơn vàng/ Tổ Quốc cần đến sẵn sàng hiến dâng". Địa ngục trần gian Côn Đảo là minh chứng rõ ràng nhất về lòng yêu nước, ý chí đấu tranh quật cường, kiên trung của các thế hệ chiến sĩ cách mạng đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 18
Người cộng sản Lê Hồng Phong và những ngày nơi địa ngục trần gian Côn Đảo - 19

Các em học sinh ở huyện Côn Đảo viếng phần mộ cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (ảnh trái) và phần mộ của cố Tổng Bí thư tại Côn Đảo trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ. 40 năm tuổi đời, 20 năm hoạt động liên tục, cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng, là tấm gương sáng về lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh cho độc lập tự do, là tấm gương tận trung với Đảng, tận hiếu với Nhân dân...