1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời

(Dân trí) - Sáng nay, ngay từ 4-5 giờ sáng, người dân TP Huế đã nhộn nhịp đổ về các điểm đặt Táo cạnh các góc phố xưa, miếu thờ, cây đa để tiễn Táo về trời. Theo truyền thống của người Huế, hình dáng và đồ dùng của 3 ông bà Táo rất đa dạng.

Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời - 1
Người dân Huế đưa Táo ra ngõ về trời

Không giống ngoài Bắc, người Huế có tập tục đưa tượng Táo ra đặt ngoài đường cùng các vật dụng đi kèm để các Táo dễ tìm đường lên Trời. Năm nay, hình dáng ông bà Táo và vật dụng đi theo Táo lên chầu trời đa dạng hơn năm trước. Nhiều mẫu Táo to, nhỏ, chi tiết rất sinh động. Có đến khoảng hơn 50 vật thờ cùng Táo lên trời như cơm nắm, giấy tiền vàng bạc, hoa giấy, hoa tươi, trứng gà, cau trầu, bình vôi, gương - lược - nước hoa (dành cho bà Táo), ngựa… Lại có cả Thần tài, Thổ địa.

 

Cùng ngắm hình dáng các ông bà Táo quần và "hành trang" của Táo trong ngày 23 Tết tại Huế:


Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời - 2
Hoa tươi là thứ không thể thiếu

Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời - 3
Một góc để Táo lâu đời ở đường Ngô Đức Kế, TP Huế

Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời - 4

Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời - 5
Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời - 6

Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời - 7

Đủ hình dạng Táo. 3 ông bà Táo được thể hiện rất chi tiết từ qua tượng thờ và gương


Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời - 8
Vật đi đường cùng Táo có trứng gà...

Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời - 9

... cau trầu...

Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời - 10
... bình vôi...

Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời - 11
... Cơm nắm hoặc gạo trắng...

Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời - 12

... gương, lược, nước hoa cho bà Táo...

Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời - 13
Có nhà còn đưa cả Thần tài, Thổ địa cùng theo Táo lên tâu chuyện nhà năm qua với Ngọc Hoàng

Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời - 14
Ở Huế, người dân thường cho Táo quâ cưỡi ngựa thay cho cá chép

Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời - 15
“23 ông bà Táo về Trời”.
 

Tiễn ông Táo lúc 0h sáng

 

Khác với người dân miền Bắc và miền Trung, người dân TP Pleiku, Gia Lai, thường tiễn ông Táo lên chầu trời vào khoảnh khắc bắt đầu một ngày mới, từ 0h sáng ngày 23 tháng Chạp.
 
Ngắm ông bà Táo cùng “hành trang” lên chầu Trời - 16

Cá chép sẽ được thả vào giữa đêm khuya (Ảnh: Thiên Thư)

 

Ngay từ ngày 22 tháng Chạp, khắp các chợ trong TP Pleiku đều đã bày bán các loại cá chép tiễn ông Táo về trời. Với quan niệm đưa ông Táo về trời càng sớm càng được nhiều may mắn; đi sớm thì ông Táo của mình sẽ khỏe mạnh hơn, “đường đi” vắng hơn nên ông Táo đi nhanh hơn, nên người dân nơi đây thường tiễn ông từ lúc rạng sáng.

 

Một khách mua cá chép giải thích: “Ở đây thường người ta vẫn mua cá từ ngày 22 nhưng chờ cho đến khuya, từ 12 giờ đêm đến 1 giờ sáng ngày 23 người ta mới cúng. Cúng như vậy mới may mắn, cá của nhà mình đi khỏe…”.

 

Năm nay hầu hết cá chép bày bán ở chợ đều là cá cảnh màu đỏ, nhỏ bằng 3 ngón tay trở xuống, giá bán từ 3- 5 nghìn đồng/con.

Có thâm niên bán cá  hơn 5 năm nay tại chợ Thống Nhất (TP Pleiku), chị Hoa cho biết: “Ở đây người ta thường cúng vào lúc 1 giờ sáng nên chúng tôi bán cá từ ngày 22 tháng Chạp. Năm nay cá bán khá chậm so với năm ngoái”. (Thiên Thư)

Đại Dương

Dòng sự kiện: Chào Xuân Tân Mão 2011

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm