Cận cảnh Thị Cấm với tục thổi cơm cổ xưa
(Dân trí) - Tục thổi cơm thi trong ngày hội làng (mồng 8 Tết) của làng Thị Cấm, Xuân Phương, Từ Liêm xuất phát từ truyền tích cổ, giống nhiều hội làng khác. Tuy nhiên các công đoạn thổi cơm được dân làng thể hiện lại đầy đủ với tinh thần, bản sắc, cách làm của người xưa.
Nhìn cách thổi cơm của người Thị Cấm, ta sẽ hình dung được gần như trọn vẹn cách thổi cơm cổ xưa khi họ giúp Vua đánh giặc tương truyền trong dân gian.
Những vật dụng truyền thống được chuẩn bị đầy đủ rồi đặt giữa sân đình
Sau các nghi lễ của hội, các bùi nhùi rơm và công cụ tạo lửa phải được kiểm tra bởi những bậc cao tuổi trong làng
Đây là các vật dụng để chuẩn bị kéo lửa
Một thanh tre được luồn qua đám bùi nhùi rơm rồi kéo liên tục
Cùng lúc đó là những người đi lấy nước từ sông Nhuệ (đúng với tích xưa) mang về để thổi cơm
Ngọn lửa bùng lên trong tiếng cổ vũ của dân làng
Giã gạo tại chỗ
Rồi sàng sẩy rất nhanh
Mỗi người một tay nhặt trấu thoăn thoắt
Từ lúc kéo lửa đến khi cơm sôi chưa đầy 10 phút
Sau đó nồi được mang vào ủ kín trong những đống rơm đang cháy khói um như thế này
Việc giấu nồi vào đống rơm là một công đoạn khá lạ mà Thị Cấm vẫn còn giữ được đến bây giờ. Sau đó các lão làng sẽ phải đi tìm những nồi cơm trong đó
Một nồi cơm vừa được tìm thấy
Rồi sắp lên mâm cẩn thận đem dâng các cụ
Các cụ xem rất kỹ, kể cả nếm cơm, sau đó bàn bạc và trao giải. Những giải thưởng chỉ mang tính tượng trưng về vật chất, nhưng giá trị tinh thần thì vô cùng lớn đối với dân làng Thị Cấm
Hữu Nghị