1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Năm Dần thăm di tích “ông Hổ”

(Dân trí) - Tại Huế, nhiều di tích đã đi vào huyền thoại với hình ảnh con hổ. Năm mới Canh Dần, mời bạn đọc Dân trí cùng PV tới thăm những địa điểm có gắn bó mật thiết với “ông Ba mươi”, từ đền thờ, miếu mạo đến đấu trường…

Hổ từ lâu đã được người dân Việt Nam xem là chúa tể của núi rừng, với sức mạnh vô biên kết hợp hài hòa với vẻ đẹp hình thể và sự mềm mại, khéo léo. Chính vì vậy người dân vẫn gọi loại vật này bằng những đại từ nhân xưng thể hiện sự kính trọng: “ngài”, “ông” hay “cậu”.

 

Ở xứ Huế nay, các dấu vết về hổ sót lại không nhiều, chủ yếu tại các di tích xưa. Hổ đôi khi được tôn thờ như một vị thần vì có sức mạnh giúp đỡ mọi người; hay đi đôi với rồng trong môtip trang trí thời phong kiến. Có lúc hổ đã bị xem như một loài cầm thú ác độc, bị đem ra đấu trường đánh nhau với voi. Cũng có lúc hổ được đặt tên cho một vùng đất…
 
Năm Dần thăm di tích “ông Hổ” - 1
 
Năm Dần thăm di tích “ông Hổ” - 2

Am Truôm hay miếu ông Cọp sát quốc lộ 1A - Phú Bài. Miếu này được dân địa phương dựng lên để cầu các ông cọp “đừng ra bắt người qua đường”. 23 tháng Chạp, ngày tất niên, ngày đầu năm mới là 3 dịp người dân ở đây cúng bái thịnh soạn cho “ngài” cọp. Tuy nhiên vẫn có hàng trăm người bị cọp vồ. Đồ cúng chủ yếu cho người xấu số là các bộ áo quần lành lặn (màu xanh bày hai bên); đồ cúng đặc biệt cho “ông” cọp gồm thịt heo sống, gừng tươi và rượu trắng cùng ê hề món ăn khác.

Năm Dần thăm di tích “ông Hổ” - 3

Một cảnh đấu voi - hổ tại Hổ Quyền (Huế) lúc xưa
 
Năm Dần thăm di tích “ông Hổ” - 4


Năm Dần thăm di tích “ông Hổ” - 5

Đấu trường Hổ Quyền được xem là độc đáo nhất Đông Nam Á về sự dữ dội với những trận đấu nảy lửa của voi (tượng trưng cho vua) và hổ (tượng trưng cho cái ác). Ở đây có tất cả 5 cửa cho hổ ra đấu với voi.

Năm Dần thăm di tích “ông Hổ” - 6

“Cậu” Hổ hay ông Hạ Ban được các thần dân Thiên Tiên Thánh giáo thờ cúng nhiệt thành ở điện Hòn Chén.

Năm Dần thăm di tích “ông Hổ” - 7

Cầu Bạch Hổ, địa danh gắn liền trong phong thuỷ Huế: Tả Thanh Long (chỉ cồn Hến) và Hữu Bạch Hổ (cồn Dã Viên)
 
Năm Dần thăm di tích “ông Hổ” - 8

Cây đa hơn 200 năm tuổi và gò đất cao - nơi vua ngồi để xem hổ giao chiến với voi tại cồn Dã Viên. Tại Huế, 2 địa điểm hổ đã giao đấu lúc xưa là Hổ Quyền và Dã Viên.

Năm Dần thăm di tích “ông Hổ” - 9

Rất nhiều miếu thờ nằm ở doi đất sát sông Hương thờ hổ đã chết trong các trận chiến với voi.

 

Đại Dương