1. Dòng sự kiện:
  2. Gỡ khó về thuế, tài chính cho báo chí
  3. Thủ tướng thăm chính thức Hàn Quốc

Mức phí dự kiến thu trên cao tốc do Nhà nước đầu tư

Ngọc Tân

(Dân trí) - Mức phí di chuyển trên cao tốc dự kiến từ 900 đồng đến 6.000 đồng/km tùy theo loại xe và loại đường cao tốc.

Ngày 11/7, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đơn vị này vừa trình Bộ Giao thông vận tải (GTVT) dự thảo nghị định về thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Dự thảo nghị định này khẳng định đường cao tốc do Nhà nước xây dựng sẽ được tổ chức thu phí. Mức phí có sự chênh lệch giữa các loại xe và các loại đường cao tốc khác nhau.

Cụ thể, cao tốc đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ có mức phí như sau (Đơn vị: VNĐ/km): 

 NhómPhương tiện chịu phí Đường cao tốc có 4 làn xeĐường cao tốc có từ 4 làn xe trở lên
 1Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải dưới 2 tấn; các loại xe buýt. 1.300 1.500
 2Xe 12-30 ghế ngồi; xe tải từ 2 tấn đến dưới 4 tấn;1.9502.250
 3Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải từ 4 tấn đến dưới 10 tấn.2.6003.000
 4Xe tải từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe container 20 feet.3.2503.570
 5Xe tải từ 18 tấn trở lên; xe container 40 feet.5.2006.000

Bên cạnh đó, các cao tốc khai thác trước ngày 1/1/2025 mà chưa đáp ứng quy định của Luật Đường bộ sẽ có mức phí thấp hơn, cụ thể như sau:

 NhómPhương tiện chịu phíCao tốc 4 làn xe, không có làn dừng khẩn cấp liền mạchCao tốc 4 làn xe, có làn dừngkhẩn cấp liền mạchCao tốc có từ 4 làn xe trở lên
 1Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải dưới 2 tấn; các loại xe buýt.9001.0001.100
 2Xe 12-30 ghế ngồi; xe tải từ 2 tấn đến dưới 4 tấn;1.350 1.5001.650
 3Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải từ 4 tấn đến dưới 10 tấn.1.8002.0002.200
 4Xe tải từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe container 20 feet.2.2502.5002.750
 5Xe tải từ 18 tấn trở lên; xe container 40 feet.3.6004.0004.400

Biểu phí trên được xây dựng theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí có liên quan (chi phí quản lý, tổ chức vận hành thu phí, bảo trì đường…), có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và tính đến lợi ích của người sử dụng đường cao tốc.

Theo thông lệ quốc tế, người sử dụng đường cao tốc thường sẵn sàng chi trả mức chi phí tương đương với 50-70% lợi ích thu được khi sử dụng đường cao tốc.

Với mức phí đề xuất như trên, Cục Đường bộ Việt Nam ước tính khi áp dụng thu cho 10 tuyến cao tốc đang khai thác, số phí thu được là 3.210 tỷ đồng/năm và số thu nộp ngân sách nhà nước là 2.850 tỷ đồng/năm.

Đơn vị quản lý thu phí cao tốc có thể là cơ quan quản lý đường bộ, tổ chức nhận nhượng quyền thu phí hoặc tổ chức nhận nhượng quyền kinh doanh - quản lý tài sản kết cấu đường cao tốc.

Theo dự thảo, toàn bộ số tiền thu phí (sau khi trừ chi phí cung cấp dịch vụ thu phí) sẽ được chuyển vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của đơn vị quản lý thu mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ lần chuyển tiền trước đó, trừ các trường hợp đặc biệt đã được thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ thu phí.

Hiện nay, có 12 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư đã được đưa vào khai thác, sử dụng, như Mai Sơn - Quốc lộ 45, Dầu Giây - Phan Thiết, Cam Lộ - La Sơn... Các tuyến này đều chưa áp dụng thu phí.