1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Mua quan bán chức và văn hoá từ chức

Chiều 26/3/2012, cuộc họp UBTVQH bỗng nóng lên khi một vấn đề cũ là tuyển dụng cán bộ công chức được đưa ra chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Năm 2007, trong phiên họp QH ngày 19/11, đại biểu Lê Văn Cuông chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn: Vấn đề nhức nhối này Bộ trưởng có biết không? Nguyên nhân do đâu? Trách nhiệm thuộc về ai? Và làm gì để ngăn chặn? Bộ trưởng trả lời: “Chúng tôi muốn biết được cụ thể người chạy chức mà đại biểu nói, đó là ai?”. Đại biểu Lê Văn Cuông nói thay cho bao người phản ứng trước câu trả lời bàng quan ấy: “Không có người nào chạy chức, chạy quyền mà đi đến báo cáo với bộ trưởng cả!...”.   

 

Nguyên nhân do đâu? Trách nhiệm thuộc về ai? Và làm gì để ngăn chặn? Bộ trưởng trả lời: “Chúng tôi muốn biết được cụ thể người chạy chức mà đại biểu nói, đó là ai ?” Đại biểu Lê Văn Cuông nói thay cho bao người phản ứng trước câu trả lời bàng quan ấy: “Không có người nào chạy chức, chạy quyền mà đi đến báo cáo với bộ trưởng cả!...”.

 

Năm 2009, cũng tại nghị trường Quốc hội, đại biểu Đặng Như Lợi (Cà Mau) cho biết: “Cách đây 20 năm, chúng ta đánh giá có khoảng 30% cán bộ công chức không đảm bảo yêu cầu công việc. Đến giờ, công vụ vẫn trì trệ, tiêu cực tham nhũng tăng lên .Hiện nay dư luận xã hội đánh giá: 1/3 CBCC làm việc cật lực, 1/3 chỉ đâu làm đấy, 1/3 có mặt cho vui, nhiều khi còn gây rối...”. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn gật đầu đồng ý: “Trình độ công chức có một bộ phận rất yếu. Nhưng có đúng 1/3 hay không thì... chưa có điều kiện để khẳng định, vì kết quả phân loại công chức hằng năm, cơ sở vẫn luôn đánh giá hơn 90% CBCC hoàn thành nhiệm vụ!”. Tại cuộc họp UBTVQH lần này, ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa giáo dục thanh, thiếu niên và nhi đồng nói: “Trong cuộc khảo sát mới đây cho thấy có 30% cán bộ, công chức làm được việc, 30% phải cầm tay chỉ việc, và trên 30% được cầm tay chỉ việc vẫn không làm được việc!”. Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) nói: “Trong quá trình tuyển dụng vào một số ngành, một số vị trí, người dự tuyển tốn rất nhiều tiền, một suất quà để cảm ơn, từ hàng trăm triệu trở lên, đồng chí bộ trưởng có biết không? Và đồng chí có giải pháp gì để triệt tiêu nó?”. Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình trả lời: “Bản thân tôi khi về bộ cũng có nghe dư luận như thế, đây là một nội dung mang tính bức xúc, nhưng chỉ rõ ra thì thực là khó, chúng tôi xin tiếp thu ý kiến này để có nghiên cứu”.

 

Qua đó cho thấy, các cán bộ lãnh đạo chỉ dựa vào báo cáo của cấp dưới mà đánh giá tình hình; mặc dù dưới bộ trưởng, có 4 thứ trưởng và mạng lưới thanh tra, kiểm tra được giăng từ trung ương đến địa phương. Vậy mà những vụ việc tiêu cực đều do nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng phát hiện. Do đó, câu hỏi “mua quan bán chức” đặt ra đã 6 năm mà vẫn chưa có câu trả lời rạch ròi. Cũng do đó, số người không làm được việc, thậm chí còn gây ra hư hỏng cũng chẳng có ai nhận lỗi và không bao giờ xin từ chức.

 

Tổng kết 5 năm chống tham nhũng tại Hà Nội ngày 7/3/2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Chủ trương thi tuyển công khai để lựa chọn cán bộ lãnh đạo vẫn còn diễn ra lèo tèo. Đảng muốn cán bộ lãnh đạo khi phạm khuyết điểm do thiếu trách nhiệm gây hậu quả xấu thì nên chủ động từ chức, nhưng hầu như không có ai chịu từ chức!

 

Điều này thật dễ hiểu, khi cái “ghế” có được bằng đồng tiền “đi đêm”, thì làm sao người cán bộ công chức có đủ tài, đủ đức để làm tốt công vụ? Và làm sao những người như vậy có đủ lòng tự trọng để rời bỏ quyền và lợi khi họ chưa thu lại được số vốn đã chi ra? Chỉ có thực hiện thi tuyển công khai, có sự giám sát của nhân dân và công luận thì mới xóa được nạn mua quan bán chức, nâng cao năng lực cán bộ công chức và làm nảy nở văn hóa từ chức mà các nước văn minh đã có từ lâu. 

 

Theo Thiện Ý

 Lao động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm