1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đắk Lắk:

Mang “chút xuân” tưởng nhớ 34 nạn nhân thảm nạn Sêrêpôk

(Dân trí) - Khi mùa xuân hối hả đang về, tạm gác lại công việc mưu sinh đời thường, có một người đàn ông lặng lẽ đi về phía chân cầu Sêrêpôk thắp nhang tưởng nhớ vụ thảm nạn xe khách tại đây khiến 34 nạn nhân xấu số tử nạn.<br><a href='http://dantri.com.vn/event-1986/34-nguoi-chet-tham-trong-vu-tai-nan-kinh-hoang.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;34 người chết thảm trong vụ tai nạn kinh hoàng</b></a>

Người ấy là anh Lê Văn Hiệu, thôn 6, xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Buôn Ma Thuột, 15h một ngày giữa tháng Chạp. Trong cái nắng chiều vừa lạnh vừa hanh của tiết trời cao nguyên, có một người đàn ông phong sương, mái tóc điểm bạc hì hục mang hương hoa, nhang đèn… từ dưới chân cầu Sêrêpôk băng qua quốc lộ 14 trước khi đến chỗ đặt bát hương tưởng niệm 34 nạn nhân xấu số.

Anh Lê Văn Hiệu chỉ tay về hiện trường vụ thảm nạn kinh hoàng khiến 34 ngươi tử vong.

Anh Lê Văn Hiệu chỉ tay về hiện trường vụ thảm nạn kinh hoàng khiến 34 ngươi tử vong.

Đêm 17/5/2012, xe khách BKS 47V-2371 đang lưu thông theo hướng TP. Buôn Ma Thuột - TP. HCM bất ngờ tông vào lan can cầu rồi rơi xuống sông Sêrêpôk. Vụ tai nạn làm 22 người bị thương nặng, 34 người thiệt mạng. Sau khi tiến hành giám định mặt cầu, mặt đường và phương tiện, ngày 7/6, Công an tỉnh Đắk Lắk kết luận nguyên nhân vụ tai nạn là do tài xế xe khách không làm chủ tốc độ và tay lái.

Nói là chỗ tưởng niệm các nạn nhân nhưng thực chất là nơi đặt một bát hương bạc màu tọa lạc trên một bãi đất khô cằn án ngữ trên đường đi xuống chân cầu Sêrêpôk. Ở đây mọi người lui tới thắp nhang mỗi dịp ngày rằm, mùng 1 âm lịch hàng tháng. Trước kia, sau khi xảy ra vụ thảm nạn kinh hoàng, để có chỗ thắp hương cho các nạn nhân, người ta đã dựng lên sát bên mép cầu Sêrêpôk một bát hương lớn. Sau một thời gian, vì người dân địa phương, người đi đường thắp hương quá đông ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông trên cầu; anh Hiệu đã cùng bà con xin chuyển địa điểm thắp hương xuống gần sát chân cầu, nơi gần hiện trường vụ tai nạn.

Là một một trong những người đầu tiên phát hiện, chứng kiến và tham gia cứu hộ chiếc xe khách khách lao đầu xuống sông Sêrêpôk, với anh Hiệu, ký ức kinh hoàng về một đêm thảm nạn tang tóc (17/5/2012) khó có thể lu mờ trong tâm khảm. Máu me, thương vong, tang tóc… của đêm thảm nạn tưởng như chỉ có trong chiến tranh, với anh mới như xảy ra ngày hôm qua.

Một ngày giáp tết, một mình anh loay hoay làm mới cái bát hương nghiêng ngả khói bụi, phát đám cỏ đang tua tủa che ngang lối đi, bày hương hoa… rồi sau đó thắp nhang từ trên cầu cho đến chân cầu, bãi hiện trường tập kết các nạn nhân. Khi cắm đi một nén nhang có lẽ anh thầm mong một điều là cầu cho các nạn nhân sớm được siêu thoát, sưởi lên chút tình người ấm áp khi mùa xuân hối hả về.

Thắp hương cho các nạn nhân xấu số.

Thắp hương cho các nạn nhân xấu số.

Thảm nạn Sêrêpôk khiến 34 mạng người xấu số tử nạn, nhiều gia đình vợ mất chồng, cha mất con, con cái mất cha mẹ… Trong số hàng chục trường hợp đau thương ấy, điển hình trường hợp anh 2 vợ chồng chị Hồ Thị Thủy và anh Ven Gia Lập (xã Ea Lai, huyện M’đăk, tỉnh Đắk Lắk) đều tử nạn trên chuyến xe định mệnh để lại 3 con nhỏ là Ven Gia Chung (12 tuổi), Ven Thị Mỹ Liên (9 tuổi) và Ven Thị Mỹ Ngọc (4 tuổi) đang tuổi ăn học.

Cầu Sê-rê-pôk.
Cầu Sê-rê-pôk.

Trường hợp gia đình ông Lê Xiêm (phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột) mất con con gái là Lê Thị Thu Hà (21 tuổi), SV trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Trường hợp gia đình ông Nguyễn Ngọc Đăng (thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar, Đắk Lắk) mất đứa con trai duy nhất Nguyễn Ngọc Hiếu ngoan hiền, học giỏi ở tuổi 17… và còn vô vàn các trường hợp bi thương khác.

Anh Lê Văn Hiệu bên bức ảnh Bác Hồ do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tặng.

Anh Lê Văn Hiệu bên bức ảnh Bác Hồ do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tặng.

Tâm sự cùng chúng tôi, anh Hiệu chia sẻ: “Vụ xe khách bị lật đã hơn 7 tháng, thế nhưng làm sao tôi có thể quên được. Các nạn nhân tử vong rất thảm, giờ đây tôi ra đây thắp nén nhang cầu mong cho họ yên nghỉ, sưởi thêm chút hơi ấm cho họ khi tết về”.

 

Ngày 12/6, gia đình anh Lê Văn Hiệu được Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong tham gia cứu hộ, cứu nạn vụ tai nạn giao thông tại cầu 14, quốc lộ 14, ngày 17/5/2012”. Ngày 22/8/2012, anh Hiệu được nhận tiếp “Kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển giao thông vận tải Việt Nam” của Bộ Giao thông vận tải. Đặc biệt, anh Hiệu còn được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng Bằng khen “Đã có thành tích trong tham gia xây dựng giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

Thủy Nguyên