1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam

(Dân trí) - Bên bến sông Lô (xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc), theo truyền thuyết, vào một buổi sớm mai, người ta thấy có 2 con trâu trắng đánh nhau rồi cùng nhảy xuống dòng sông, biến mất. Dân làng gọi bến sông đó là bến Ảnh, làng đó là làng Bạch Ngưu, và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu từ đó.

Lễ hội chọi trâu ở làng Bạch Ngưu là một lễ hội cổ xưa và độc đáo nhất Việt Nam hiện nay. Hàng năm, cứ sau ngày rằm tháng Giêng, người dân lại mở hội Đấu Ngưu theo truyền thống.

 

Trước đây, hội chỉ diễn ra trong ngày 17 tháng Giêng âm lịch. Về sau, càng ngày hội càng thu hút đông người tham gia nên Ban tổ chức đã kéo dài ngày hội làm 2 ngày: 16 và 17 tháng Giêng.

 

 

Lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam - 1
 

Chủ trâu và trâu chọi vào sới trong tiếng hò reo

của khoảng 6 vạn người.

 

Lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam - 2
 

Khi 2 con trau nhìn thấy nhau, lập tức lao vào ghì đầu.

 

Lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam - 3

 

Trước khi vào cuộc đấu, sới chọi trâu được quây kín, theo

giải thích của chủ trâu thì chúng sẽ rất hăng

khi nhìn thấy nhau. 

 

Lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam - 4
 

Chủ trâu uống "bò húc".

 

Lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam - 5
 

Năm nay do lượng người xem quá đông, sân không

đủ sức chứa nên một số người đã tràn xuống cả khu

cấm, rất nguy hiểm cho tính mạng

và ảnh hưởng đến trận đấu. 

 

Lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam - 6
 

Một ông Cầu thua trận, chạy lồng vào chỗ người xem.

 

Lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam - 7
 

Mọi người chạy tán loạn.

 

Lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam - 8
 

Một số trận đấu diễn ra nhanh chóng do có trâu

vừa nhìn thấy đối thủ đã chạy, nhưng đa số các

trận đấu đều kéo dài khoảng 10-15 phút

và cực kỳ quyết liệt.

 

Hữu Nghị

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm