1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Khánh Hòa:

Làng đúc đồng trăm năm tuổi đỏ lửa vào mùa Tết

(Dân trí) - Với đơn đặt hàng tăng đột biến, làng đúc đồng Phú Lộc Tây 1 (thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) đang hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ sản phẩm chân đèn phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán năm nay.


Làng đúc đồng trăm năm tuổi đỏ lửa vào mùa Tết
Những ngày này, đến làng đúc đồng Phú Lộc Tây 1 (thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa), chúng tôi chứng kiến cả làng đang tất bật nổi lửa đúc đồng để cung ứng sản phẩm cho Tết Nguyên đán. Khác với ngày thường, lửa được nổi lên từ mờ sáng và đến tận đêm khuya thì công việc đúc đồng mới kết thúc. Sản phẩm ở làng đúc đồng Phú Lộc Tây 1 chủ yếu là đúc các bộ chân đèn dùng để thờ cúng tổ tiên.
Ông
Ông Nguyễn Văn Nhường, Chủ nhiệm Hợp tác xã đúc Phú Lộc, cho biết tính từ ngày phôi thai đến nay thì làng nghề Phú Lộc Tây 1 đã có bề dày hàng trăm năm tuổi. Hàng năm, đến ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch là ngày giỗ Tổ nghề đúc đồng của làng.
Ông
Là một làng nghề đúc đồng nổi tiếng ở Nam Trung Bộ nên sản phẩm của làng Phú Lộc Tây 1 đã tỏa đi nhiều tỉnh, thành trên cả nước như: Phú Yên, Bình Định, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận, Nha Trang, TP HCM… Để có sản phẩm bày bán Tết nguyên đán, các tiểu thương đã liên hệ đặt hàng từ nhiều tháng trước nhưng chưa chắc đã có đủ số lượng như ý. Dịp Tết nguyên đán năm nay, đơn đặt hàng từ khắp nơi gửi về làng đúc đồng Phú Lộc Tây 1 tăng 150%.
Ông
Làng Phú Lộc Tây 1 có 60 hộ dân mưu sinh bằng nghề đúc đồng. Hiện cả làng có khoảng 80 thợ đúc đồng lành nghề, là lực lượng lao động chính để đúc ra những sản phẩm đồng tinh sảo, giá trị. Để trở thành một thợ đúc đồng lành nghề, ít nhất phải mất một vài năm.
Ông
Trong 60 hộ làm nghề đúc đồng ở làng Phú Lộc Tây 1 thì có 40 hộ chuyên về gia công sản phẩm sau đúc và 20 hộ chuyên về đúc các sản phẩm thô. Quy trình đúc đồng như sau: người thợ phải tạo khuôn mẫu bằng đất sét, sau đó làm cốt và mang khuôn đi nung với rơm, củi. Trong thời gian nung khuôn, người thợ thực hiện song song việc nấu đồng. Khi khuôn được nung chín thì đồng cũng vừa trong, thực hiện rót đồng ở nhiệt độ nóng chảy vào khuôn.
Ông
Phải mất ít nhất từ 10 đến 12 giờ đồng hồ mới nấu được một mẻ đồng. Chỉ khi nào đồng trong thì người thợ mới thực hiện công đoạn rót vào khuôn. Bình quân một mẻ đồng từ 500-600kg đồng.
Ông
Ông
Khuôn mẫu bằng đất sét được nung trong đống rơm. Một ổ khuôn đúc khoảng 100 bộ sản phẩm chân đèn và ít nhất phải nấu 3 mẻ đồng, tương đương khoảng 1,5 tấn đồng.
Rót đồng vào khuôn.
Rót đồng vào khuôn.
Miệng khuôn sau khi được rót đồng.
Miệng khuôn sau khi được rót đồng.
Ít phút sau khi rót đồng vào, một sản phẩm được đúc thành
công.
Ít phút sau khi rót đồng vào, một sản phẩm được đúc thành công.
Ít phút sau khi rót đồng vào, một sản phẩm được đúc thành
công.
Một bộ sản phẩm chân đèn sau gia công ở làng đúc đồng Phú Lộc Tây 1 gồm: 2 cây đèn, 2 chiếc đài đựng nước, 1 lư cắm nhang và 1 cổ bồng đựng trái cây. Giá một bộ chân đèn lớn là 3,5 triệu đồng; bộ trung bình 2,5 triệu đồng và 1,5 triệu đồng đối với bộ nhỏ. Những ngày giáp Tết nguyên đán, giao dịch mua bán chân đèn ở làng đúc đồng Phú Lộc Tây 1 rất nhộn nhịp.

Viết Hảo