Lan tỏa văn hóa thiện chí trong doanh nghiệp

Trường Thịnh

(Dân trí) - Liệu chúng ta có "dám bày tỏ thiện chí" trong một thế giới doanh nghiệp toàn cầu hóa và siêu cạnh tranh như hiện nay?

Chúng ta đang sống giữa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với vô số cơ hội và thách thức. Các doanh nghiệp buộc phải tiến hành chuyển đổi số để sống sót trong cuộc cạnh tranh. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với những thử thách mới liên quan đến văn hóa doanh nghiệp khi các thế hệ trẻ trưởng thành trong thời đại kỹ thuật số bước chân vào chốn công sở.

Những nhân viên trẻ này có những kỳ vọng rất khác về các nhà quản lý, lãnh đạo cũng như về môi trường làm việc. Họ muốn được phát triển bản thân, được thỏa sức sáng tạo nhưng quan trọng hơn, họ muốn chắc chắn rằng mình có thể đặt niềm tin vào cấp quản lý và lãnh đạo.

Để đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của nhân viên cũng như xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh giữa kỷ nguyên số, các nhà lãnh đạo, quản lý cần lan tỏa sự thiện chí trong mọi cấp bậc của doanh nghiệp. Thiện chí tức là chân thành quan tâm đến người khác, mong họ được an vui và hạnh phúc. Do đó, nhà quản lý có thiện chí phải luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng: đem lại hạnh phúc cho nhân viên. 

Lan tỏa văn hóa thiện chí trong doanh nghiệp - 1
"Văn hóa thiện chí hướng đến việc tìm hiểu trước khi phán xét".

Thiện chí không chỉ là sự tử tế và lòng quan tâm dành cho người khác. Đó là ý chí bền bỉ trong mỗi người để có thể hoàn thiện bản thân, chủ động tiến về phía trước, tìm thấy con đường dẫn tới số mệnh của mình, phát huy tiềm năng và "trở thành chính mình".

Tỏ thái độ thiện chí với một người, tức là tự nguyện ưu tiên điều tích cực thay vì tiêu cực, ưu tiên tiềm năng thay vì những thiếu sót cố hữu, và hoàn toàn tôn trọng người đó (bắt đầu từ việc tôn trọng sự tự do của họ). Tuy nhiên, trở thành người thiện chí không nhất thiết là thỏa hiệp hay khoan dung. Quá xuề xòa hay chịu đựng các hành vi xấu sẽ dẫn tới hiện tượng làm ngơ, đi ngược lại với tinh thần thiện chí trong doanh nghiệp.

Trong thời đại hiện nay, người ta luôn tôn vinh những phong cách lãnh đạo tập trung vào con người, lấy con người làm trung tâm để phát triển. Nhưng song song đó, một câu hỏi cũng được đặt ra: Phải chăng thiện chí đã trở thành "mốt" tư tưởng?

Mặc dù chủ đề này có được sự đồng thuận bề ngoài, nhưng hành vi của cá nhân trong các tổ chức chưa hề thể hiện đức tính cao quý trên, vẫn còn bất cần, chán nản, nóng nảy và thất thường… Có người đã quên những đức tính như bao dung, quan tâm và trân trọng, những điều rất cần thiết để tăng cường sự gắn kết trong đội ngũ, và khuyến khích họ tham gia vào công tác đổi mới sáng tạo trong tổ chức..

Liệu, văn hóa thiện chí có dễ thực hiện không?

Văn hóa thiện chí vừa giống như một đức tính, vừa giống như một kinh nghiệm và vốn sống. Nó là sự vận động của trái tim và lý trí. Nền văn hóa doanh nghiệp được tạo nên từ những giá trị, cách cư xử và quy tắc thiện chí sẽ tạo nền tảng và điều kiện cho những cách hành xử tốt đẹp giữa các nhân viên. Những người thiện chí sẽ lôi cuốn những người khác, khiến họ từ từ thay đổi cách hành xử. Nhà quản lý phải khuyến khích mọi người cải thiện cách ứng xử của mình trong các mối quan hệ, phải dẫn dắt và chỉ bảo nhân viên của mình tiếp tục đi theo văn hóa thiện chí. Có như vậy, mức độ thiện chí trong tập thể sẽ được gia tăng.

Tính thiện trong doanh nghiệp có được ươm mầm hay không còn phụ thuộc vào sự quyết tâm thay đổi của mỗi người. Có khi chúng ta phải cần nhiều năm để xây dựng nó nhưng chỉ mất vài tháng để phá hủy. Tuy vậy, những người có khuynh hướng thiện chí sẽ lan truyền rộng rãi nền văn hóa này trong doanh nghiệp và trong cuộc sống thường ngày của họ. Bộ sách Quản lý bằng thiện chí Nguyên tắc - Thực hành được giới thiệu bởi Thái Hà Books sẽ mang đến cho các cấp quản lý cái nhìn sâu sắc về thiện chí trong doanh nghiệp cùng những phương pháp thực hành hiệu quả nhất, nhằm truyền cảm hứng cho nhân viên và giúp cả doanh nghiệp vươn tới thành công.

ThaiHaBooks