Thanh Hóa:
Lá dong rừng tấp nập đổ về xuôi
(Dân trí) - Bánh chưng là một nét văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt. Và lá dong là thứ nguyên liệu để góp phần làm nên nét đặc trưng đó. Những ngày qua, hàng loạt chuyến xe chở lá dong rừng “ùn ùn” kéo về phố.
Những điểm tập kết lá dong rừng.
Lá dong được bó thành từng cuộn và xếp lên xe ô tô. Ngay tại chân cầu Bái Thượng, xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, từng đoàn xe máy, xe thồ, thậm chí cả xe đạp chở đầy lá dong từ các ngã rừng kéo về đây tập kết chờ xe ô tô lên bốc hàng.
Anh Lê Văn Hải, ở xã Xuân Dương, huyện Thọ Xuân, một người buôn lá dong cho hay: “Thời tiết năm nay mưa nhiều nên lá dong rừng rất to và đẹp, thế nhưng giá cả vẫn cao hơn so với năm trước. Giá nhập xỉ năm ngoái chúng tôi thường nhập 10 - 12.000đ/100 lá, thế nhưng năm nay giá đã lên tới 20 - 25.000đ/100 lá”.
Cũng theo anh Hải thì lá dong ở đây thường nhập từ các xã giáp biên giới Việt Lào như Bát Mọt, Lương Sơn, Yên Nhân… Bởi đây là khu vực rừng rậm núi cao, cũng chính là nơi phân bố nhiều loại lá dong rừng. Sau khi được thương lái thu mua mang về dưới xuôi tiêu thụ, giá của nó được đẩy lên rất cao, cao gấp nhiều lần so với giá gốc.
“Ở bản tôi năm nay có nhiều người đi hái lá dong lắm, nghề hái lá dong này không đơn giản đâu, phải biết chọn địa điểm. Lá dong muốn không bị rách, dập nát trong quá trình vận chuyển, phải chọn lá dong “bánh tẻ” (tức không già cũng không non quá), thì khi gói chiếc bánh mới được đẹp, vuông vắn, bánh mới xanh”. ông Thức cho biết thêm.
Những ngày cận tết, chúng tôi tìm về xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa, một vùng quê vốn nổi tiếng với nghề trồng cây cảnh và các loài hoa phục vụ ngày tết, nay đang ngập tràn trong sắc xuân với những cánh đồng hoa, cây cảnh tươi tốt. Ghé thăm vườn quất trĩu quả của vợ chồng anh Chương Sỹ Bình ở đội 8, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn với khoảng 200 cây, cây nào cũng xum xuê quả, gặp anh Bình rạng rỡ: “Năm nào vợ chồng tôi cũng thu được hàng trăm triệu đồng từ vườn quất này. Thời tiết năm nay có phần khắc nghiệt nhưng chỉ cần biết chăm sóc là quất vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hôm trước có người về trả 400.000 đồng/cây nhưng vợ chồng tôi vẫn chưa bán, có cây trả đến 1 triệu đồng. Nhìn chung quất năm nay được giá hơn mọi năm”. Anh Bình đang chăm sóc từng chiếc lá trong vườn quất của gia đình Chị Lê Thị Yến, ở đội 7, xã Hợp Lý cũng đang chăm sóc vườn hoa đua nở. Chị hồ hởi không kém anh Bình: “Vườn hoa của gia đình tôi nam nay cũng được mùa so với bà con nông dân quanh vùng. Do tính chất và sở thích của khách hàng khác nhau nên các loài hoa cũng phải cho nở khác nhau. Với hoa ly, lay ơn thì phải chớm nụ mới bán được, vào tết hoa nở là vừa, còn loài cúc để được lâu nên phải nở một chút mới khoe được sắc vàng rực rỡ… Năm nay, một số gia đình không chăm sóc được hoa nên bị mất mùa, vì vậy giá hoa ở đây cũng cao hơn mọi năm”. Sắc vàng ngày Xuân Cũng là người trồng hoa nhưng chị Hương năm nay lại không có một mùa làm ăn hiệu quả. Chị cho biết do thời tiết đầu vụ trồng quất khắc nghiệt nên vườn quất của gia đình không được mùa, cây còi cọc và ít quả hơn mọi năm, giá bán vì vậy không cao. Những vườn hoa chờ đón tết. Lan Anh |