1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Kỹ năng phòng chống cháy nổ và thoát hiểm khi có hỏa hoạn

Trường Thịnh

(Dân trí) - Vừa qua, đã có không ít vụ cháy nổ xảy ra gây thiệt hại lớn về người và của. Trong đó có những vụ cháy khiến dư luận bàng hoàng, đau xót, gióng lên hồi chuông báo động cho công tác PCCC.

Hiểm họa khó lường

Theo báo cáo sơ bộ của Bộ Công an đăng trên Cổng thông tin điện tử: chỉ tính riêng tháng 7 (từ ngày 15/6/2022 đến ngày 14/7/2022) cả nước đã ghi nhận 154 vụ cháy, làm chết 6 người, bị thương 3 người, tài sản thiệt hại sơ bộ ước tính hơn 77 tỷ đồng. Nhiều vụ việc để lại hậu quả thương tâm. Điển hình là vụ cháy ngày 1/8 vừa qua, xảy ra tại quán karaoke số 231 Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) khiến 3 chiến sĩ CS PCCC thiệt mạng. Trước đó vào tháng 4/2022, vụ hỏa hoạn xảy ra tại Khu B9, phường Kim Liên, quận Đống Đa đã khiến 5 người tử vong và 2 người bị thương.

Đặc biệt, đã có không ít các vụ cháy xảy ra tập trung nhiều tại các khu dân cư, chung cư, nhà cao tầng, nguy cơ gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Nguyên nhân được xác định do nhiều yếu tố như: mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện làm mát tăng cao gây quá tải về điện. Cộng thêm mùa mưa bão khiến tình trạng chập cháy có chiều hướng gia tăng. Công tác PCCC tại các khu dân cư, doanh nghiệp còn tồn tại nhiều bất cập. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, yếu kém. Chưa kể tới sự lơ là, chủ quan của một bộ phận người dân, sự "phớt lờ" các quy định về PCCC của các doanh nghiệp.

Phòng cháy hơn chữa cháy

Đã có quá nhiều bài học từ các vụ việc đau lòng do cháy nổ gây ra. Chính vì vậy, mỗi người dân, các cơ quan doanh nghiệp cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản PCCC để xử lý trong mọi tình huống, cụ thể:

Đối với nhà dân cần đặc biệt lưu ý:

Tuyệt đối không để các vật liệu dễ cháy như xăng, dầu, khí đốt trong nhà. Trong trường hợp thật sự cần thiết phải có biện pháp PCCC an toàn.

Các vật dễ bắt lửa cần để xa nguồn điện. Tắt điện, rút nguồn các thiết bị điện không thiết yếu, đèn dầu, khói nhang khi ra khỏi nhà. Đặc biệt là cần khóa bình gas khi không sử dụng.

Kỹ năng phòng chống cháy nổ và thoát hiểm khi có hỏa hoạn - 1

Chuẩn bị phương án phòng cháy chữa cháy đối với nhà dân.

Đối với các cơ quan, doanh nghiệp, cần:

Kỹ năng phòng chống cháy nổ và thoát hiểm khi có hỏa hoạn - 2

Phương án phòng cháy chữa cháy đối với cơ quan, doanh nghiệp.

Khi xảy ra cháy nổ, cần hết sức bình tĩnh để xác định mức độ của đám cháy. Trong phạm vi kiểm soát được cần sử dụng ngay lập tức các thiết bị chữa cháy tại chỗ để dập lửa như bình chữa cháy, nước, các loại khăn ẩm, bao cát… Trong trường hợp ngoài khả năng kiểm soát cần khẩn trương bấm còi báo động. Gọi 114 và cung cấp các thông tin một cách chính xác nhất về vị trí đám cháy. Nhanh chóng ngắt cầu dao điện - aptomat, chặn tất cả các cửa phía sau đám cháy để ngăn lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh. Kịp thời di chuyển ra khu vực cửa thoát nạn.

Khi thoát hiểm cần lưu ý

Điều cần thiết đầu tiên và quan trọng nhất chính là thoát ra khỏi đám cháy nhanh nhất có thể, không cố mang đồ có giá trị hay vật nuôi trong nhà, không cố tìm hiểu nguyên nhân đám cháy. Sử dụng khăn ướt bịt mặt tránh hít phải quá nhiều khói độc. Không sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn, luôn giữ cơ thể ở vị trí thấp để tìm lối thoát hiểm. Nếu quần áo cháy thì dừng lại và lăn người vòng quanh để dập lửa.

Đặc biệt, người dân cần cài đặt ứng dụng "báo cháy 114" trên thiết bị di động thông minh để thông báo vụ cháy, nổ và sự cố một cách nhanh chóng, chính xác nhất cho lực lượng chức năng.

PSA - Giải pháp toàn diện về PCCC

Nắm bắt được nhu cầu về công tác PCCC của các doanh nghiệp, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tòa nhà, PSA được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp, trụ sở cơ quan lớn tại Việt Nam như Tập đoàn Dầu khí, Ngân hàng nhà nước, trường đại học Kinh tế Quốc dân,… lựa chọn.

Với phương châm "phòng cháy hơn chữa cháy", PSA chủ động xây dựng các kế hoạch PCCC tòa nhà với đầy đủ các nội dung, hạng mục.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao kiến thức PCCC&CNCH cho toàn thể CBNV. Định kỳ phối hợp với các cơ quan CS PCCC tổ chức các lớp tập huấn, khóa đào tạo thông qua các buổi diễn tập, tác chiến sát với tình hình thực tiễn nhằm nâng cao nghiệp vụ, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống cháy nổ có thể xảy ra. Coi PCCC & CNCH là trách nhiệm của cả tập thể CBNV và đưa nó trở thành một nét đẹp văn hóa để đánh giá kỷ luật của mỗi CBNV PSA.

Kỹ năng phòng chống cháy nổ và thoát hiểm khi có hỏa hoạn - 3

Đào tạo kiến thức PCCC cho CBNV Công ty PSA.

- Trang bị hệ thống PCCC đầy đủ, đồng bộ; kiểm tra, bảo trì và chạy thử định kỳ theo đúng quy định pháp luật và đảm bảo yêu cầu về PCCC. Đội ngũ vận hành là các chuyên gia, kỹ thuật viên giỏi, có trình độ cao. Hệ thống an ninh giám sát chặt chẽ 24/7.

Kỹ năng phòng chống cháy nổ và thoát hiểm khi có hỏa hoạn - 4

Buổi diễn tập PCCC tại tòa nhà PSA đang quản lý.

- Đặc biệt, với quan điểm PCCC là trách nhiệm của mọi công dân, PSA chủ động tham mưu, phối hợp với các CĐT, các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập PCCC tại chính các cơ sở là các tòa nhà, doanh nghiệp, trụ sở đối tác. Qua đó nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng cho mỗi thành viên PSA tại các đơn vị cũng như nhận thức, kỹ năng ứng phó PCCC & CNCH cho mỗi người dân. Phát huy sức mạnh toàn dân trong PCCC.

Với hệ thống quản lý và vận hành tòa nhà một cách chuyên nghiệp, bài bản. Sự "Tận Tay - Tận Tâm" của mỗi CBNV công ty PSA đã không ngừng kiến tạo nên một môi trường sống và làm việc an toàn, lành mạnh. Đem đến sự hài lòng, tin tưởng tuyệt đối cho khách hàng.

Thông tin liên hệ PSA

Công ty CP Quản lý và Khai thác Tài sản Dầu khí

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà VPI, 167 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy

Hotline: 0911033777