1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Khu Cù Tê - Tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí

(Dân trí) - “Khu Cù Tê” là tết riêng của người La Chí vào tháng Bảy âm lịch, khi công việc ruộng nương đã xong. Đồng bào La Chí coi Khu Cù Tê là ngày tết dân gian truyền thống lớn nhất của mình trong một năm, phải mổ trâu để uống rượu mừng mùa màng được thu hoạch.

Các thủ tục cúng lễ thiêng liêng thể hiện tín ngưỡng của họ là một trong những nghi lễ quan trọng nhất, mang đậm bản sắc văn hóa riêng biệt. Trong dịp diễn ra tết Khu Cù tê có 2 món ẩm thực bắt buộc phải có đó là thịt trâu và rượu hoẵng. Chính vì vậy, Khu Cù Tê còn được gọi là Tết uống rượu tháng Bảy. Đặc biệt ngày tết sẽ không cố định ngày nào trong tháng Bảy, chỉ khi già làng và các tộc trưởng của dòng họ xem được ngày đẹp thì dân bản mới biết ăn tết ngày nào và kết thúc khi nào.

Trong chương trình “Ấm tình mùa đông 2” hỗ trợ đồng bào La Chí ở xã Bản Díu, huyện Xín Mần , Hà Giang đón tết vừa qua, LienVietPostBank đã tặng quà cho dân bản và các học sinh, đồng thời hỗ trợ kinh phí tái hiện và chung vui cùng nét văn hóa đặc sắc nhất trong tết Khu Cù Tê.

Khu Cù Tê - Tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí
Bắt đầu vào dịp tết Khu Cù Tê trong tháng Bảy âm lịch, đây là thời gian thảnh thơi của người La Chí, phụ nữ có dịp mang những bộ váy áo truyền thống đẹp nhất được trang sức bởi các loại vòng bạc gắn móng gà trưng diện.

Khu Cù Tê - Tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí
Người La Chí ở xã Bản Díu gói báng chưng đen (còn được gọi là bánh gio) rất đặc biệt của dân tộc mình quây quàn cùng gia đình bên bếp lửa nhà sàn ấm cúng.

Khu Cù Tê - Tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí
Bánh chưng được gói bằng gạo nếp trộn với bột than của một loại cây rừng có hương vị rất thơm và để được lâu, không bị mốc.

Khu Cù Tê - Tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí
Mổ trâu trong ngày tết Khu Cù Tê là phong tục có từ rất lâu đời của người La Chí, thịt chế biến làm nhiều món ướng cùng rượu hoẵng. Ngày Tý được qui định là ngày mổ trâu, thịt trâu là thực phẩm bắt buộc để cúng tổ tiên.

Khu Cù Tê - Tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí
Mổ Cóc là chủ trì lễ cúng của người La Chí cùng những người phụ giúp được gọi là So Vé. Trong những câu chuyện của người La Chí, trước đây việc cúng bái tổ tiên do người phụ nữ đảm nhiệm. Nhưng một ngày kia, khi nghe thấy làn điệu dân ca gọi mời từ sườn núi xa, người phụ nữ liền đi hát mà quên mất công việc của mình, từ đó người đàn ông phải làm việc cúng lễ.

Khu Cù Tê - Tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí
Sau khi Mổ Cóc thực hiện bài cúng mời tổ tiên người La Chí về ăn tết cùng dân bản, các So Vé cũng dùng sừng trâu chứa rượu hoẵng uống cùng tổ tiên chứng giám cho lòng thành của con cháu.

Khu Cù Tê - Tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí
Sau khi các dòng họ trong bản tổ chức lễ cúng hôm trước, đến ngày thứ 2 các trưởng tộc lại tập trung tại nhà già làng để tổ chức lễ cúng chung. Các trưởng tộc ngồi trước giỏ có miếng thịt trâu, tay cầm sừng trâu, tay cầm sợi dây treo củ gừng hành lễ.

Màn đánh chiêng trống của Mổ Cóc sau khi kết thúc cúng lễ với 2 chiêng 2 trống.
Màn đánh chiêng trống của Mổ Cóc sau khi kết thúc cúng lễ với 2 chiêng 2 trống.

Màn đánh chiêng trống của Mổ Cóc sau khi kết thúc cúng lễ với 2 chiêng 2 trống.
Trống của người La Chí làm bằng da bò đường kính khoảng 50cm, xung quanh được chèn nêm đối xứng, chằng bằng dây da bò. Chiêng làng bằng đồng nguyên chất.

Màn đánh chiêng trống của Mổ Cóc sau khi kết thúc cúng lễ với 2 chiêng 2 trống.
Sau các nghi lễ quan trọng, trai gái tụ tập hát đối với nhau, chung vui trong các hoạt động cộng đồng.

Dân bản kéo đến xem màn hát đối trong tết Khu Cù Tê.
Dân bản kéo đến xem màn hát đối trong tết Khu Cù Tê.

Điệu nhảy của người La Chí đan xen cùng câu hát: Khu Cù Tê... Hây hây... Khu Cù Tê...
Điệu nhảy của người La Chí đan xen cùng câu hát: Khu Cù Tê... Hây hây... Khu Cù Tê...

Các hoạt động vui chơi chính của người Là Chí trong tết Khu Cù Tê là ném còn, kéo co, hát đối...
Các hoạt động vui chơi chính của người Là Chí trong tết Khu Cù Tê là ném còn, kéo co, hát đối...

Hữu Nghị