Khoảnh khắc hạ gục “pháo đài bay” B52 trên bầu trời Hà Nội
(Dân trí) - Dù được hàng chục máy bay hộ tống, nhưng chỉ trong 12 ngày đêm (18/12-29/12/1972), 34 chiếc B52 đã phải “đền tội” trên bầu trời Hà Nội. Hành trình hạ gục “pháo đài bay” B52 được nhà báo Nguyễn Xuân Át tái hiện một cách chân thực qua các bức ảnh ông chụp cách đây 40 năm.
Pháo đài bay B52 "đền tội" trên bầu trời Hà Nội đêm 26/12/1972. Đây là khoảnh khắc đặc biệt nhất trong đời nhà báo Nguyễn Xuân Át.
Ông Nguyễn Xuân Át (trái) hào hứng kể lại cho người xem bức ảnh của mình tại Bảo tàng Chiến thắng B52
Xác máy bay F-111, chiếc thứ 4.000 của Mỹ bị bắn rơi tại miền Bắc
Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang nghe Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn thuyết minh cách đánh B52
Một khẩu đội Đại đội 2, Tiểu đoàn 77, Đoàn Tên lửa Cờ Đỏ đang lắp đạn vào bệ chuẩn bị chiến đấu đêm 20/12/1972 tại Hà Nội.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay AHLLVTND Đinh Tôn nhân dịp thăm Sư đoàn 371 đầu năm 1973.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vui mừng trước sự trưởng thành của bộ đội Tên lửa
Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm bộ đội phòng không không quân ngày 22/12/1972
Kíp chiến đấu Đại đội 19, đoàn Ra đa Ba Bể phát hiện mục tiêu địch phục vụ chiến đấu 12 ngày đêm năm 1972.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiểm tra phương án chiến đấu 12 ngày đêm của bộ đội phòng không không quân.
Đồng chí Lê Duẩn thăm đoàn Sông Cấm (252) Quân chủng PKKQ đầu năm 1973.
Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước vào thăm miền Nam sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (Tân Sơn Nhất 9/5/1975).
Đồng chí Lê Duẩn đến thăm Trung đoàn 921 và đang hỏi chuyện chiến sĩ lái máy bay Phạm Tuân (đầu xuân 1973).
Trận địa Ra đa, Đại đội 19 của đoàn Ba Bể luôn luôn sẵn sàng chiến đấu.
Thẻ của phi công Mỹ bị thu sau khi bị bắt.
Phạm Tuân gặp giặc lái Mỹ bị bắt sau 12 ngày đêm.
Trao trả phi công đầu năm 1973 tại sân bay Gia Lâm.
Đồng chí Lê Duẩn thăm Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257 sau chiến thắng 12 ngày đêm năm 1972.
Tiếp đạn tại trận địa pháo phòng không ở Quảng Trị năm 1972.
Những hố bom do Mỹ thả xuống ngã ba Đồng Lộc năm 1968.
Tổ phóng viên và cán bộ bảo tàng phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị phòng không không quân tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972 (nhà báo Nguyễn Xuân Át ở giữa).
Nguyễn Trường