1. Dòng sự kiện:
  2. Thảm họa lũ quét Làng Nủ
  3. Mưa lũ lớn ở miền Bắc

Khám phá địa đạo bí ẩn tồn tại gần một thế kỷ giữa Sài Gòn

(Dân trí) - Địa đạo Phú Thọ Hoà (quận Tân Phú TPHCM) được thiết kế kiểu toa xe lửa dài 10km giữa lòng thành phố.

Địa đạo Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, TPHCM được xây dựng năm 1947 để che giấu những chiến sĩ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp. Ban đầu, địa đạo chỉ là những căn hầm bí mật, nhất là hầm ếch với chiều dài khoảng 4,5m, chiều rộng chỉ vừa 1 người chui hoặc bò lom khom.
 
Những căn hầm ếch có nhược điểm khi bị địch phát hiện thì không còn đường thoát, vì thế địa đạo được mở rộng thành hầm xe lửa 2 ngăn và phát triển ra các vùng lân cận bắt đầu từ ấp Lộc Hoà kéo dài đến ấp Bình Long, Bình Đông qua Bình Hưng Hoà đến Gò Đậu...
 
Chiều dài địa đạo theo đường chim bay khoảng 1km, chạy theo địa hình hơn 10km, trên mặt đất được đào thêm nhiều hầm chiến đấu lộ thiên hình chữ L và giao thông hào, trồng thêm tre, dứa dọc theo bờ tạo thành địa hình chiến đấu.
 
Địa đạo được đào sâu dưới lòng đất 3m- 4m, lòng địa đạo cao 1m, rộng 0,6- 0,8m. Địa đạo được chia thành 2 tầng, có lỗ thông hơi và miệng hầm với nắp đậy được nguỵ trang cẩn thận.
 
Theo ban quản lý địa đạo, sở dĩ gọi là hầm xe lửa vì địa đạo cứ khoảng 20m có 1 vách ngăn, ở giữa khoét lỗ đường kính 0,5m để vừa 1 người chui qua nối tiếp từ ấp này qua ấp khác. Đây là cách bố trí để ngăn ngừa khi địch phát hiện bộ đội có thể chui qua hầm kế tiếp rồi bít cửa lại, làm địch tưởng là đường cùng sẽ dừng truy đuổi.
 
Địa đạo Phú Thọ Hoà không rộng lớn như địa đạo Củ Chi nhưng là căn cứ quân sự dưới lòng đất được hình thành sớm nhất ở Sài Gòn, phục vụ tốt cho việc hoạt động của các chiến sĩ cộng sản trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 
Năm 1996, địa đạo Phú Thọ Hoà được xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia, trở thành địa điểm tham quan của du khách trong và ngoài nước.
 
Với lợi thế nằm gần trung tâm thành phố, địa đạo Phú Thọ Hoà hứa hẹn là điểm tham quan du lịch- lịch sử thu hút. Tuy nhiên, do chưa được trùng tu, đầu tư cơ sở vật chất và định hướng phát triển nên địa đạo vẫn còn khá vắng vẻ. Hi vọng trong thời gian tới, địa đạo nhận được sự quan tâm, đầu tư cải tạo để trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn.
 
địa đạo Phú Thọ Hoà copy.jpg

Địa đạo Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, TPHCM là địa đạo hình thành sớm nhất tại TPHCM.

địa đạo Phú Thọ Hoà copy.jpg

Địa đạo dài hơn 10km là căn cứ bí mật quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

địa đạo Phú Thọ Hoà copy.jpg

Trước đây, địa đạo chỉ là những căn hầm ếch nhỏ và ngắn.

 
địa đạo Phú Thọ Hoà copy.jpg

Năm 1947, địa đạo được mở rộng thành hầm xe lửa 2 ngăn và phát triển ra các vùng lân cận

địa đạo Phú Thọ Hoà copy.jpg

Để tham quan địa đạo, du khách phải đi trong tư thế bò hoặc khom thật thấp người xuống sàn.

địa đạo Phú Thọ Hoà copy.jpg

Địa đạo có 2 tầng, được đào sâu dưới lòng đất 3m- 4m, lòng địa đạo cao 1m, rộng 0,6- 0,8m

địa đạo Phú Thọ Hoà copy.jpg

Địa đạo chia làm nhiều nhánh, với các phòng y tế, phòng họp của của chiến sĩ cộng sản.

địa đạo Phú Thọ Hoà copy.jpg

Sở dĩ gọi là hầm xe lửa vì địa đạo cứ khoảng 20m có 1 vách ngăn, ở giữa khoét lỗ đường kính 0,5m để vừa 1 người chui qua nối tiếp từ ấp này qua ấp khác. 

địa đạo Phú Thọ Hoà copy.jpg

Đây là cách bố trí để ngăn ngừa khi địch phát hiện bộ đội có thể chui qua hầm kế tiếp rồi bít cửa lại, làm địch tưởng là đường cùng sẽ dừng truy đuổi.

địa đạo Phú Thọ Hoà copy.jpg
địa đạo Phú Thọ Hoà copy.jpg

Lỗ thông gió được lắp đặt dưới những tán cây, bụi tre để che dấu quân địch.

địa đạo Phú Thọ Hoà copy.jpg

Mô hình địa đạo Phú Thọ Hoà được trưng bày tại nhà lưu niệm.

địa đạo Phú Thọ Hoà copy.jpg

Dây thừng là công cụ để những chiến sĩ đào địa đạo lêo lên, xuống.

địa đạo Phú Thọ Hoà copy.jpg

Ky tre dùng để chuyển đất khi đào địa đạo.

địa đạo Phú Thọ Hoà copy.jpg

Bộ đồ ăn của chiến sĩ khi sống trong địa đạo.

địa đạo Phú Thọ Hoà copy.jpg

Bộ dụng cụ y tế, đồ dùng sinh hoạt.

Nguyễn Quang