1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Khắc khoải những gương mặt trẻ thơ vùng mỏ sắt Thạch Khê

(Dân Trí)- “Tết” của các cháu thiếu nhi đã điểm, nhưng ở xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh - nơi chịu nhiều ảnh hưởng đại dự án khai thác quặng sắt- lũ trẻ dường như không biết đến ngày hội của mình. Tết của các em cứ lặng lẽ trôi qua.

4 năm trước khi Hà Tĩnh tiến hành lễ khởi công bóc đất tầng phủ - một công đoạn quan trọng trước khi đưa cả núi quặng sắt Thạch Khê 450 triệu tấn lên khỏi mặt đất - người dân 6 xã vùng biển ngang huyện Thạch Hà, trong đó có người dân xã Thạch Hải, đã rơi nước mắt mừng vui. Không khó để cảm nhận niềm vui của người dân nghèo khó bởi thời khắc ấy họ đã chờ đợi đến mấy mươi năm. Người dân nơi đây kỳ vọng, sẽ không lâu nữa, cuộc sống của con em sẽ đổi thay từ chính núi quặng sắt vô tri ấy, với vô số dịch vụ kinh doanh đi kèm...

Nhưng đấy hẳn sẽ là câu chuyện của 5, 10 năm hay còn lâu hơn nữa.

Chiếc xe luồn qua “sa mạc cát” Thạch Khê với những ngọn núi nhân tạo cao ngút đưa chúng tôi đến xóm Thượng Hải, nơi phần lớn đất nông nghiệp đã bị thu hồi để nhường cho đại dự án này. Thật buồn khi chứng kiến những gì đang diễn ra ở xóm Thượng Hải. Biển ngày một “cắn” sâu đất liền. Những cánh đồng với diện tích hơn 100ha của hơn 125 hộ dân đã không còn bắt màu xanh cây màu, cây ăn quả. Đổi lại, những cánh đồng ấy giờ đã biến thành một sa mạc cát trắng. Người dân Thượng Hải đã vùng vẫy đủ đường, chủ đầu tư Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê cũng đã làm đủ cách để giúp đỡ người dân tái sinh những vùng đất màu không nằm trong quy hoạch.
Khắc khoải những gương mặt trẻ thơ vùng mỏ sắt Thạch Khê - 1
Người dân xã Thạch Hải đã nhượng hơn trăm ha đất hoa màu cho đại dự án mỏ sắt Thạch Khê.
 
Nhưng thiên nhiên khắc nghiệt kèm những hệ lụy nằm ngoài tính toán khi dự án được triển khai càng khiến đời sống sản xuất của người dân thêm khó khăn. Năm 2009, nước ngầm tụt mạnh khiến 7 ha màu của người dân Thượng Hải chết trắng. Năm 2010, lũ lụt gây xói lở tuồn cát xuống đất màu khiến người dân không thể sản xuất. “5 năm trở lại đây, niềm vui lớn nhất mà người dân Thượng Hải chúng tôi có được là khi chúng tôi được nhận tiền đền bù đất hoa màu phục vụ dự án. Nhưng niềm vui ấy chỉ thoáng qua, bởi ai cũng biết số tiền ấy với người dân nơi đây như muối bỏ biển, chúng tôi phải chi tiêu đủ thứ trong khi không có ngành nghề” - chị Thành một người dân Thượng Hải cho biết.

Không còn đất sản xuất, biển cũng không còn nuôi dưỡng họ như trước do thiếu vốn ra khơi, ô nhiễm và do ngư trường bị đánh bắt cạn kiệt, cuộc sống của người dân Thượng Hải thật khó khăn!

Ông Nguyễn Trung Chiến - Chủ tịch UBND xã Thạch Hải - thốt lên “Chúng tôi thật sự bất lực. Không chỉ 530 nhân khẩu ở Thượng Hải mà hàng trăm hộ dân ở các xóm khác của chúng tôi đúng là đi không nỡ, ở không xong”. 
 
Khắc khoải những gương mặt trẻ thơ vùng mỏ sắt Thạch Khê - 2
Không còn đất sản xuất, biển cũng không còn nuôi dưỡng họ như trước do thiếu vốn, ô nhiễm và do ngư trường bị đánh bắt cạn kiệt nên cuộc sống của người dân Thượng Hải thật khó khăn
 
Lũ trẻ ở Thượng Hải vì thế cũng xơ xác. Trò chơi của chúng là nắng, gió và cát. Khuôn mặt khắc khoải theo nỗi lo mưu sinh của cha mẹ...
 
Khắc khoải những gương mặt trẻ thơ vùng mỏ sắt Thạch Khê - 3
Cuộc sống khó khăn đã khiến lũ trẻ ở Thượng Hải thua thiệt rất nhiều
 
Khắc khoải những gương mặt trẻ thơ vùng mỏ sắt Thạch Khê - 4
 
Khắc khoải những gương mặt trẻ thơ vùng mỏ sắt Thạch Khê - 5
  
Khắc khoải những gương mặt trẻ thơ vùng mỏ sắt Thạch Khê - 6
 
Khắc khoải những gương mặt trẻ thơ vùng mỏ sắt Thạch Khê - 7
  
Khắc khoải những gương mặt trẻ thơ vùng mỏ sắt Thạch Khê - 8
Niềm vui hiếm hoi...
  
Khắc khoải những gương mặt trẻ thơ vùng mỏ sắt Thạch Khê - 9
 
Khắc khoải những gương mặt trẻ thơ vùng mỏ sắt Thạch Khê - 10
  
Văn Dũng - Đặng Tài

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm